Nhật phóng vệ tinh thời tiết tiến nhất thế giới

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết ngày 7/10, Nhật Bản đã phóng thành công vệ tinh quan sát thời tiết Himawari-8 từ trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam Nhật Bản.

Vụ phóng vệ tinh này là một nỗ lực của Nhật Bản nhằm nâng cao mức độ chính xác trong dự báo những hiện tượng thời tiết có thể dẫn đến thảm họa thiên nhiên.


Tên lửa H-2A mang theo vệ tinh Himawari-8 rời bệ phóng. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Vệ tinh Himawari-8, do hãng Mitsubishi Electric Corp. chế tạo, nặng khoảng 3.500kg (gồm cả thùng chứa đầy nhiên liệu khi đặt vào bệ phóng) và là vệ tinh quan sát thời tiết thế hệ mới nhất, được trang bị thiết bị hình ảnh tiên tiến (AHI). Đây là thiết bị quan sát có công nghệ tiên tiến nhất thế giới, cho phép vệ tinh có thể quan sát trong điều kiện nhiều mây và vào ban đêm.

Thiết bị này còn cung cấp những hình ảnh thời gian thực, màu sắc thực của đám mây và các cơn bão với độ phân giải cao, đo được lượng tro bụi núi lửa phát tán vào không khí khi núi lửa hoạt động.

Himawari-8 cũng có thể quan sát điều kiện thời tiết ở một khu vực một cách thường xuyên, cứ 10 phút lại chụp ảnh gửi về, so với 30 phút theo quy trình của vệ tinh Himawari-7 hiện nay. Vì thế, Himawari-8 được trông đợi sẽ hỗ trợ và cải thiện các hoạt động khí tượng thủy văn trên phạm vi rộng, như dự báo thời tiết, theo dõi khí hậu, phòng ngừa thiên tai, kiểm soát không lưu.

Dự kiến vệ tinh Himawari sẽ bắt đầu chính thức hoạt động từ tháng 7/2015. Nhật Bản cũng có kế hoạch phóng vệ tinh dự phòng Himawari-9 trong tài khóa 2016.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video