Nhật thực toàn phần và Siêu trăng cùng xuất hiện ngày 20/3

Thứ sáu tuần này (20/3), mặt Trăng sẽ che phủ hoàn toàn đĩa mặt trời, đồng thời sẽ ở vị trí gần Trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip quanh hành tinh và mọi người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cả Siêu trăng và nhật thực toàn phần.

>> 15 sự kiện thiên văn "đỉnh cao" diễn ra ngay từ đầu năm 2015

>> Những sự thật lạ lùng về Siêu trăng

Xung quanh lần nhật thực toàn phần ngày 20/3/2015 là những sự thật vô vùng thú vị mà những người yêu thiên văn toàn thế giới được trải nghiệm.

Sự thật thú vị về nhật thực toàn phần ngày 20/03/2015

1. Là lần nhật thực đầu tiên của năm 2015

Nhật thực toàn phần xảy ra khi trăng non ở vị trí giữa Mặt trời và Trái đất và che phủ hoàn toàn đĩa mặt trời

Năm 2015 có 2 lần nhật thực: nhật thực toàn phần vào ngày 20/3 tới và nhật thực một phần vào ngày 13/9; và 2 lần nguyệt thực vào ngày 4 và ngày 28 tháng 9.

2. Diễn ra trùng với xuân phân

Hiện tượng nhật thực toàn phần trùng với điểm xuân phân ở Bắc bán cầu hay thu phân tại Nam bán cầu chưa từng xảy ra trong vòng nửa thế kỷ qua và chúng ta sẽ phải đợi đến ngày 20/3/2034 mới có thể có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này một lần nữa.

3. Xuất hiện cùng Siêu trăng

Nhật thực toàn phần xảy ra khi trăng non ở vị trí giữa Mặt trời và Trái đất và che phủ hoàn toàn đĩa mặt trời.
Hình ảnh Nhật thực toàn phần và Siêu trăng cùng xuất hiện ngày 20/3 số 2


Siêu trăng có thể to hơn 12-14% và sáng hơn 30% bình thường

Vào ngày 20/3 tới, chỉ 12 giờ trước khi nhật thực bắt đầu, Mặt trăng sẽ ở vị trí gần Trái đất nhất (cận điểm) trên quỹ đạo hình elip quanh hành tinh và mọi người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cả Siêu trăng và nhật thực cùng xuất hiện.

4. Chỉ một số ít nơi có thể quan sát trọn vẹn

Nhật thực toàn phần lần này mặc dù có đường đi khá rộng (483km) nhưng lại rơi vào Bắc Đại Tây Dương giữa bờ biển Nauy và Greenland. Đảo Svalbard thuộc Na Uy và Quần đảo Faroe sẽ là 2 địa điểm quan sát nhật thực toàn phần lý tưởng nhất.

5. Châu Âu có thể quan sát một phần nhật thực

Hầu hết các nước châu Âu, Đông Á, Bắc Á, Bắc Phi và Tây Phi đều có thể quan sát một phần nhật thực toàn phần.

Hình ảnh nhật thực toàn phần xảy ra ngày 11/7/2010

Tại Châu Âu, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, một số nơi ở Bắc Âu, Vương quốc Anh và Ireland có thể nhìn thấy 96% mặt trời bị che khuất. Sau sự kiện lần này, người dân châu Âu sẽ phải đợi đến năm 2026 mới có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần lần tiếp theo.

6. Lo ngại về hệ thống điện năng

Một số quốc gia châu Âu đang lo ngại rằng nhật thực toàn phần có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp điện năng bởi khoảng 10,5% điện năng của các nước này đến từ năng lượng mặt trời.

Các công ty điện lực ở châu Âu dự đoán nhật thực lần này sẽ dẫn đến thiếu hụt khoảng 35.000W điện năng.

7. Thời gian quan sát ngắn


Hiệu ứng nhẫn kim cương đẹp mắt khi nhật thực toàn phần diễn ra

Với những người may mắn có thể xem nhật thực từ đảo Svalbard và quần đảo Faroe, khoảnh khắc này sẽ chỉ kéo dài 2 phút 40 giây nhưng lại hội tụ đủ các cảnh tượng đẹp mắt như: hiệu ứng vòng hạt Baily, nhẫn kim cương, quyển sắc của mặt trời cũng như vầng hào quang và các dải tối của mặt trời.

8. Nguyệt thực sẽ xuất hiện hai tuần sau đó

Một điều đặc biệt là nhật thực và nguyệt thực có xu hướng đi theo cặp. Nhật thực luôn diễn ra khoảng hai tuần trước hoặc sau nguyệt thực.

Nhật thực luôn diễn ra khoảng hai tuần trước hoặc sau nguyệt thực

Lần này cũng không phải ngoại lệ. Hai tuần sau lần nhật thực ngày 20/3, vào ngày 4/4/2015, hiện tượng nguyệt thực sẽ diễn ra. Đây là lần nguyệt thực thứ ba trong bộ tứ nguyệt thực hình thành bộ tứ Mặt trăng máu (Blood Moon). Các khu vực ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á và Australia sẽ là những nơi có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú này.

Theo Tin Mới
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video