Nhện<i> “nghệ sĩ”</i> bẫy con mồi bằng ánh sáng

Hình chữ thập, hình zic-zac hoặc hình xoắn trên lưới nhện từ lâu đã khiến những người quan sát thấy khó hiểu. Công trình nghiên cứu mới về nhện Australia phát hiện những họa tiết trang trí tưởng như vô dụng đó lại là các loại bẫy dùng ánh sáng để thu hút con mồi.

Theo đồng tác giả công trình Dieter Hochuli, ĐH Sydney, Australia, “Chúng tôi thực sự muốn tìm hiểu tại sao nhện lại đầu tư vào việc trang trí lưới của chúng."

Một số nhà nghiên cứu cho rằng thiết kế được dùng để cảnh báo các loài thú lớn hơn sự hiện diện của lưới để chúng đừng đi hoặc bay vào. Những người khác tranh luận rằng bản thân thiết kế là để chiêu dụ con mồi.

Công trình trên xuất hiện trong ấn bản tháng này của tờ Biological Journal of the Linnean Society.

 

(Ảnh: National Geographic)

Bị lừa

Nhiều loài hoa phản chiếu ánh sáng tia cực tím mà côn trùng dùng để xác định nguồn thực phẩm. Nếu lưới nhện phản chiếu cùng loại ánh sáng này, điều này cho thấy lưới nhện đang bắt chước đặc tính của hoa và lừa côn trùng đến gần.

Hochuli và cộng sự phủ lớp plastic lọc tia cực tím lên lưới của loài Saint Andrew’s Cross trong những khu vườn gần ĐH Sydney. Sau đó họ theo dõi côn trùng bị bắt hàng ngày giữa mạng nhện phủ plastic và mạng nhện không phủ.

Ruồi, ong, ong bắp cày và muỗi là nạn nhân phổ biến trên cả lưới nhện phủ và không phủ. Ở lưới nhện có phủ, số lượng các loài này giảm hẳn.

Muỗi, loài không thấy được ánh sáng cực tím, không bị ảnh hưởng bởi lớp lọc.

Bẫy ánh sáng

Nhóm kết luận rằng lưới nhện có thể đã lập nên “bẫy ánh sáng”, nơi mà phản chiếu của các sợi tơ mạng nhện lừa con mồi vào cõi chết.

“Thú vị là, những mạng nhện có các hình chữ thập có hơi phức tạp hơn chúng tôi vẫn nghĩ. Các loài nhện dường như tận dụng sự nhạy cảm của con mồi với tia UV. Khi chúng tôi lọc những thành tố khác nhau trong quang phổ của lưới nhện, chúng tôi thay đổi mạnh mẽ tỉ lệ bắt mồi.”

Catherine Craig, nhà côn trùng học tại ĐH Harvard, người không tham gia vào nghiên cứu này, phát biểu “Điều này khẳng định nghiên cứu mà tôi thực hiện trước đó ngoài trời và trong phòng thí nghiệm. Họa tiết phản chiếu UV do loài này dệt nên dường như thu hút con mồi.”

Bước kế tiếp là khám phá sâu hơn ảnh hưởng của bản thân hoạ tiết này.

Tuệ Minh (Theo National Geographic)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video