Nhiệt độ ấm lên làm thay đổi bộ mặt của Greenland

Tiến sĩ Marco Tedesco, phó giáo sư về khoa học Trái Đất và khí quyển tại trường Cao đẳng Thành phố New York, và một đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên bộ mặt của Greenland - nơi vốn được mệnh danh là “tủ lạnh của thế giới”.

>>> Băng Greenland bất ngờ tan chảy ồ ạt

Bằng việc sử dụng một mô hình khí hậu khu vực và đầu ra của ba mô hình khí hậu toàn cầu, họ có thể dự đoán các kịch bản khí nhà kính làm thay đổi bộ mặt của Greenland trong thế kỷ tới và nó sẽ tác động đến mực nước biển dâng như thế nào.

Mô hình có tỷ lệ lớn và chính xác cho một hình ảnh độ phân giải cao về tương lai của đảo Greenland. "Chúng tôi đặt Greenland dưới kính hiển vi để xem cái gì giải thích cho tan băng và cho các thay đổi khối lượng băng tại các vùng khác nhau”, giáo sư Tedesco nói.

Ông và đồng nghiệp Xavier Fettweis, Đại học Liege, Bỉ, đã báo cáo kết quả nghiên cứu trực tuyến trên Environmental Research Letters ngày 8/11.

Hai chuyên gia đã so sánh hai kịch bản tương lai CO2 có thể xảy ra: nồng độ carbon dioxide trong không khí dự kiến ​​vào cuối thế kỷ là 850ppm so sánh với mức cao hơn là 1370 ppm. Mức 850ppm là mức xấp xỉ với tốc độ tăng hiện nay.

Dải băng Greenland sẽ mất băng và tuyết tan chảy nhiều hơn là nó sẽ tích lũy trong cả hai kịch bản nói trên. Lưu vực trên các bờ biển phía tây nam và phía bắc Greenland sẽ chịu thiệt hại lớn nhất. Nhiệt độ sẽ chỉ tăng 0,6 đến 2,16 độ C (1,8-3,9 ° F) để gây ra sự mất cân bằng, băng sẽ tan nhiều hơn so với hình thành.

Mô hình mới này cho thấy làm thế nào một sự tan chảy sẽ làm thay đổi địa hình của Greenland, có khả năng ảnh hưởng đến lưu thông biển lân cận và độ mặn, và đẩy mạnh sự tan băng thêm.

Marco Tedesco cho biết tan băng sẽ làm một số khu vực trên Greenland giảm độ cao khoảng 400m so với hiện tại. Điều này có thể làm tăng tốc độ tan băng vì nhiệt độ sẽ ấm hơn ở độ cao thấp hơn. "Hãy tưởng tượng một cây kem đang tan nhanh hơn ở một góc. Điều này sẽ thay đổi hình dạng của khối lượng băng trên khắp Greenland”.

Công trình này được hỗ trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Science Foundation).

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video