Biển hồ Aral đang thu hẹp nhanh chóng

Những hình ảnh mới thu được từ vệ tinh Envisat cho thấy sự thu hẹp nhanh chóng của biển hồ Aral trong giai đoạn 2006 – 2009. Aral từng là biển hồ lớn thứ tư thế giới, nhưng nó đã nhanh chóng “co” lại trong vòng 50 năm qua kể từ khi các con sông cung cấp nước bị chuyển sang phục vụ các dự án tưới tiêu cho nông nghiệp.

Cuối những năm 1980, biển hồ Aral đã chia tách thành hai phần: hồ nhỏ (ở phía Bắc) thuộc địa phận Kazakhstan, và hồ lớn có hình móng ngựa (ở phía nam) thuộc địa phận cả hai nước Kazakhstan và Uzbekistan.

Tới năm 2000, Hồ Aral Lớn lại chia tách làm hai phần đông – tây khác nhau. Như có thể thấy trên ảnh chụp, phần phía đông đã thu hẹp nhanh chóng giữa các năm 2006 và 2009. Nó đã mất đi 80% lượng nước kể từ năm 2006, khi mà kích thước của nó còn ở mức 150 x 70 km.

Toàn bộ hồ lớn ở phía nam được dự báo là sẽ khô cạn hoàn toàn vào năm 2020, nhưng hiện tại người ta đang nỗ lực hết sức để giữ lại hồ nhỏ ở phía bắc.

Những hình ảnh mới thu được từ vệ tinh Envisat cho thấy sự thu hẹp nhanh chóng của biển hồ Aral trong giai đoạn 2006 – 2009 (Ảnh: thuộc bản quyền của Cơ quan vũ trụ châu Âu)

Đê Kok-Aral, một dự án phối hợp giữa Ngân hàng Thế giới World Bank và chính phủ Kazakhstan, đã được dựng lên giữa hai phần hồ bắc – nam để ngăn không cho nước chảy từ hồ bắc xuống hồ nam. Kể từ khi đê này hoàn thành năm 2005, mực nước ở hồ bắc đã tăng thêm 4 mét.

Hậu quả của quá trình khô cạn hóa biển hồ Aral là sa mạc Aral Karakum - một vùng đất khô cằn toàn muối trắng rộng tới 40.000 km2. Mỗi năm, có tới 150.000 tấn muối và cát bị từ sa mạc này bị bão cát tàn bạo đưa đi hàng trăm km, tấn công làng mạc và đồng ruộng, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cư dân địa phương và khiến mùa đông trong khu vực trở nên lạnh hơn trong khi mùa hè lại nóng hơn. Trong một nỗ lực nhằm hạn chế những tác động này, những loài cây phát triển tốt trong các điều kiện khô, mặn được trồng ở vùng đáy biển hồ đã khô hóa.

Năm 2007, chính phủ Kazakhstan đã đạt được một khoản vay từ Ngân hàng Thế giới World bank để thực hiện bước tiếp theo, bao gồm xây dựng một con đập nữa nhằm cố gắng thay đổi thảm họa môi trường nhân tạo này.

Vệ tinh Envisat đã chụp những bức ảnh này vào 1/7/2006 và 1/7/2009 bằng thiết bị Phân Tích Phổ Tạo Ảnh có Độ Phân Giải Trung bình (MERIS).

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video