Nhiều trẻ viêm màng não nhập viện

Từ ngày 22 tới 24/5, tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có 10 trẻ được đưa đến khám với biểu hiện sốt, nôn, đau đầu; nhiều cháu được chẩn đoán bị viêm màng não, viêm não.

Gia tăng bệnh viêm não ở trẻ em

Ngày 22/5, thấy con gái sốt, gia đình đưa bé Khánh Huyền, 9 tuổi, Định Công (Hà Nội) đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám. Sau đó bé ngủ li bì, tỉnh lại kêu đau đầu. Vì thế, bác sĩ tiến hành chọc dịch não tủy, kết quả bé bị viêm màng não virus. Sau 4 ngày được điều trị, bé đã giảm nôn, đau đầu.

Bác sĩ Nguyễn Đông Hải, Phó khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, từ đầu mùa đến nay khoa tiếp nhận khoảng 20 ca bệnh nhi được chẩn đoán viêm màng não, viêm não do virus. Dịp cuối tuần vừa qua, lượng bệnh nhân đến khám vì đau đầu, nôn chớ tăng mạnh.

"Những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, sốt cao rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý viêm đường hô hấp, sốt virus khác. Vì vậy, việc theo dõi trẻ là rất quan trọng. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dịch não tủy để xác định bệnh nhi có bị viêm não, màng não hay không", bác sĩ Hải nói.


Nếu trẻ sốt cao, nôn, kêu đau đầu nhiều cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, màng não. (Ảnh minh họa: N.P0.

Viêm não, màng não là một bệnh khá nguy hiểm với trẻ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, trẻ có thể bị các di chứng về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhận thức kém. Bệnh đang vào mùa nên cha mẹ cần nâng cao cảnh giác khi thấy con có biểu hiện sốt, nôn, đau đầu.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh. Bệnh hay gặp ở trẻ trên một tuổi, gặp nhiều nhất ở trẻ 3-15 tuổi.

Tác nhân gây bệnh có thể do virus viêm não Nhật Bản, nhưng hiện ít gặp vì trẻ đã được tiêm phòng khá đầy đủ. Nhóm nguyên nhân thứ hai khá phổ biến là do các virus đường ruột, bệnh diễn biến bất thường, có trường hợp nhẹ, sau một tuần khỏi bệnh mà không để lại di chứng gì. Ngược lại có trẻ lại diễn biến nặng, tử vong rất nhanh. Nhóm virus này hiện chưa có vắcxin phòng. Ngoài ra, trẻ bị viêm não, màng não có thể là biến chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp như thủy đậu, quai bị...

Biểu hiện lâm sàng ở trẻ rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng đơn giản như sốt (sốt rất cao, dai dẳng), nôn không giải thích được (không phải do thức ăn, chán ăn, không có tiêu chảy kèm theo), đau đầu có khi hết sốt mà vẫn đau đầu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ có thể nôn nhiều hoặc không đáng kể, thậm chí kèm theo tiêu chảy. Đặc biệt, khi trẻ kêu đau đầu nhiều thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, màng não và đưa con đi khám gấp.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần đưa con đi tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản đầy đủ. Với nhóm virus đường ruột thì cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến sạch, ăn chín và rửa tay trước khi ăn.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video