Những phi tần không được hoàng đế để mắt tới có thể lén lút thông đồng với thái giám trong hậu cung.
Tử Cấm Thành ngày nay là một trong những điểm hút khách bậc nhất ở Trung Quốc. Hàng triệu người để đến đây để được tận mắt chứng kiến cách sống, nơi ở của những hoàng đế Trung Quốc ngày xưa. Bên cạnh đó, có không ít người tò mò muốn biết về những chuyện thâm cung bí sử trong hậu cung ở nơi này.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá nhiều câu chuyện đáng ngạc nhiên về cuộc sống của những phi tần qua sử sách của các triều đại.
Bức họa "Sáng mùa xuân trong cung điện nhà Hán" mô tả cuộc sống trong cung. Tác giả: Họa sĩ Minh Triều Qiu Ying (1494 - 1552).
Trinh nữ Triều Tiên
Phụ nữ Triều Tiên được đàn ông Trung Quốc yêu thích vì làn da trắng, gương mặt thanh tú và trang phục truyền thống kiều diễm. Nhiều hoàng đế Trung Quốc đã thâu nạp các cô gái đến từ nước láng giềng này.
Vương triều Goryeo từng gửi những cô gái đẹp sang làm phi tần cho hoàng đế Chu Nguyên Chương, trị vì từ năm 1368 tới 1398.
Nhiều trinh nữ Triều Tiên từng được triệu tập để quan thần lựa chọn, gửi sang hầu hạ hoàng đế Trung Hoa. (Ảnh minh họa: Pinterest).
Thời ấy, Chu Đệ cử sứ giả Hoàng Nham (Huang Yan) sang Triều Tiên ba lần, mang theo rất nhiều vật phẩm quý như chiến mã và lụa tơ tằm để làm quà, đổi lấy những mỹ nữ.
Muốn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, hoàng đế Triều Tiên lệnh dừng tất cả đám cưới trong nước để tìm những trinh nữ đẹp nhất. Nhưng sứ giả của Chu Đệ chưa hài lòng với những người được quan thần nước láng giềng triệu hồi, bèn yêu cầu mở cuộc tìm kiếm mới và đích thân lựa chọn.
Cuối cùng, sứ giả Hoàng Nham chọn ra 5 thiếu nữ tuổi từ 14 tới 18 để đưa về cung. Gia đình của những cô gái này vô cùng sầu não, họ biết sẽ không bao giờ có thể gặp lại con gái. Cha và anh em trai của các thiếu nữ được phong cấp bậc trong triều đình như một phần bồi thường cho mất mát.
Chiều chuộng bậc Thiên tử
Chuyện chăn gối của hoàng đế sẽ được các thái giám chăm lo. Những người có vai vế nhất là các thái giám ở Kính sự phòng - nơi lưu giữ sổ sách theo dõi và sắp xếp chuyện chăn gối của Hoàng đế. Họ sẽ giúp vua chọn ra phi tần để hầu hạ vào những đêm nhất định trong năm, theo tính toán dựa trên lịch âm và chiêm tinh học.
Cũng bởi thế, không ít người lên mặt hạch sách cung tần, mỹ nữ - những người luôn khao khát được ở bên Hoàng thượng, dù chỉ một đêm.
Bên cạnh đó, hậu cung còn lưu truyền những "mánh" để có thể khiến hoàng thượng say mê.
Trái cấm chốn hậu cung
Chỉ có vài người trong hàng nghìn mỹ nhân mới có may mắn được vua sủng ái. Vì vậy, mỗi ngày trong chốn hậu cung đều như một cuộc chiến ngấm ngầm giữa hàng nghìn phi tần. Họ làm tất cả những gì có thể từ giữ gìn nhan sắc, đầu tư trang phục, cầm kỳ thi họa... mong có ngày vô tình lọt vào mắt xanh của hoàng đế - lối thoát duy nhất khỏi chốn hậu cung tù túng.
Thái giám là những người trực tiếp chăm lo việc hậu cung nên thường xuyên tiếp xúc với các phi tần. (Ảnh minh họa: China Whisper).
Vốn mọi việc thường ngày trong hậu cung đều do thái giám quản, các phi tần muốn được ưu ái phải biết lấy lòng những người có vai vế thân cận nhất với hoàng đế. Không ít trường hợp lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, phi tần với thái giám bất chấp mà lén lút qua lại.
Nhiều người có thể hoài nghi về chuyện này vì thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn trước khi vào cung. Song nghi thức này chỉ tước đi khả năng sinh sản, chứ không hề khiến họ đánh mất ham muốn thể xác hay nhu cầu được phụ nữ yêu thương.
Thảm án
Không phải mối tình vụng trộm nào cũng êm xuôi. Năm 1420, hoàng đế Chu Đệ nhận mật báo rằng phi tần Giả Lữ và Ngư thị lén lút thông dâm với thái giám. Vua ngay lập tức lệnh treo cổ bọn họ.
Bẽ mặt trước quần thần, Chu Đệ quyết định xử tử toàn bộ cung tần, mỹ nữ, thái giám trong hậu cung. Thảm án này biến Cố Cung thành biển máu khi 2.800 phi tần, nô tỳ và thái giám bị hành quyết.