Những bí mật “động trời” mà nhiều loại đồ ăn luôn giấu chúng ta bấy lâu nay

Rõ ràng, chúng ta không thể nào biết hết được mọi thứ trên đời. Nói đâu xa, trong thế giới đồ ăn, thức uống vẫn còn vô vàn điều bí mật mà có khi bạn chả thèm để tâm tới. Dưới đây chính là một vài ví dụ điển hình trong số đó.

1. Màu sắc của vỏ táo chẳng liên quan gì đến độ ngọt của chúng

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng trái táo có vỏ càng đậm thì càng ngọt. Tuy nhiên, sự thật là màu sắc của vỏ táo chẳng thể hiện được nó có ngọt hay không. Ví dụ như loại táo Red Delicious có màu đỏ đậm bậc nhất nhưng lại kém ngọt so với táo Fuji có màu nhạt hơn - vốn được xem là loại táo ngọt nhất thế giới hiện nay.

2. Cà tím có chứa chất nicotine

Về mặt sinh học, cà tím là một loại quả mọng và hạt của nó có chứa chất nicotine với nồng độ khoảng 100 nanogram trên 1 gram cà tím. Nghĩa là, để tiêu thụ lượng nicotine tương đương với 1 điếu thuốc lá, bạn cần phải ăn khoảng 20 pounds (hơn 9kg) cà tím. Được biết, ngoài cà tím thì cà chua, khoai tây và ớt chuông cũng chứa hàm lượng rất ít loại chất này.

3. Chuối có chứa chất phóng xạ

Có hơn 1.000 giống chuối được trồng trên khắp thế giới hiện nay, và khoa học đã chứng minh rằng loại quả này có chứa nguyên tố phóng xạ Potassium-40. Thậm chí, các nhà nguyên tử học còn có một phép đo bức xạ với tên gọi "liều lượng tương đương chuối", hiểu nôm na là liều lượng bức xạ mà một người tiêu thụ khi ăn một quả chuối.

4. Vỏ hạt điều có chứa axit

Hạt điều cùng họ với cây thường xuân và cây sơn độc (poison sumac), đồng nghĩa với việc cây điều có chứa chất gây kích ứng hóa học gọi là axit anacardic. Tuy nhiên, loại chất này chỉ được tìm thấy trong phần vỏ của hạt điều. Đó là lý do vì sao hạt điều thường được rang chín lên, sau đó phải loại bỏ vỏ thì mới ăn được.

5. Vì sao ăn dứa thuờng bị rát lưỡi?

Về cơ bản, dứa tươi có chứa bromelain, một loại enzyme phân hủy protein có tác động vào lưỡi, má và môi của bạn. Loại chất này có trong phần thịt dứa, nhưng nhiều nhất phải kể đến là phần lõi (cùi) của nó. Đó là lý do vì sao khi ăn loại quả này, người ta thường bỏ cùi cho bớt rát lưỡi.

Cập nhật: 30/11/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video