Những bí mật về hươu cao cổ

Những sự thật bất ngờ và thú vị về hươu cao cổ

Hươu cao cổ có kỹ năng chiến đấu thành thạo, cũng có thể phi nước đại, được các vị vua Ai Cập cổ dùng làm quà tặng để thể hiện sức mạnh là những điều ít được biết đến về loài vật tưởng chừng khá quen thuộc này.

1. Thói quen giao phối phức tạp

Thói quen giao phối của loài hươu khá phức tạp vì những con hươu cái thường từ chối giao phối trong suốt quá trình mang thai kéo dài 15 tháng. Giữa các kỳ mang thai, hươu cái có thể giao phối với một con đực phù hợp, nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn theo chu kỳ cách nhau hai tuần. Nhờ vậy những con cái có thể theo dõi thời gian những con đực sẵn sàng cho mùa giao phối, khi chúng thể hiện hành vi được gọi là "flehmen", con cái sẽ đi tiểu vào miệng con đực. Mùi vị nước tiểu của các con cái khi sẵn sàng giao phối sẽ khác so những lúc bình thường.

2. Hươu cao cổ giúp NASA

Khi ở trong không gian, các dòng chuyển máu trở nên khác biệt so với trạng thái bình thường, hệ thống tuần hoàn của chân không phải hoạt động để bơm máu trở lại khiến tĩnh mạnh rơi vào trạng thái gần như không hoạt động và yếu đi, gây nguy hiểm cho con người khi quay trở về Trái Đất. Trong khi đó, hươu cao cổ con là loài động vật có thể học cách để đứng ngay lập tức sau khi sinh nhờ vào hệ tĩnh mạch ở chân phát triển nhanh chóng. Khi NASA quan sát được điều này, họ đã tạo ra thiết bị bao gồm một ống kín dán vào xung quanh thắt lưng của các phi hành gia và áp dụng lực chân không, khiến cá tính mạch ở chân mở rộng và quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường.

3. Uống nước và tiết kiệm nước

Uống nước là một vấn đề nghiêm trọng với hươu cao cổ. Để uống nước, chúng cần dang rộng hai chân trước và cúi cổ xuống khá vụng về, một vị trí khiến chúng dễ bị các loài động vật ăn thịt như cá sấu tấn công. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hóa của hươu có thể hấp thu được gần như tất cả các loại nước cần thiết từ các loại cây mà chúng ăn. Những con hươu còn non dễ bị tổn thương có thể áp dụng cách này khá hiệu quả. Loài hươu không bao giờ thoát mồ hôi hoặc thở mạnh để làm mát cơ thể. Thay vào đó, chúng cho phép nhiệt độ cơ thể dao động theo nhiệt độ xung quanh đêt tiết kiệm nước.

4. Hươu cao cổ thể phi nước đại

Mặc dù có vẻ bề ngoài khá vụng về, nhưng tốc độ của loài động vật này rất đáng kinh ngạc. Hươu cao cổ có hai chế độ vận động nhanh và cực nhanh, hay các nhà khoa học còn gọi là đi bộ và phi nước đại. Mỗi bước đi của hươu cao cổ khi đi bộ có thể dài 4,5m, điều đó có nghĩa là khi đi bộ, tốc độ mà chúng đạt được là khoảng 16km/giờ. Khi phi nước đại, một con hươu cao cổ có thể đạt tốc độ 56 km/giờ.

5. Kỹ năng chiến đấu thành thạo

Với khả năng phi nước đại cực nhanh, hươu cao cổ có thể tự vệ và chạy trốn khi bị kẻ săn mồi tấn công. Hươu cao cổ là loài có khả năng tự vệ thành thạo đến mức ngay cả sư tử cũng chỉ dám tấn công khi chúng đang đi cùng các con khác trong đàn. Chân của hươu cao cổ rất khỏe và có móng guốc dày, nhọn, dài khoảng 30 cm. Cú đá của một con hươu có thể giết chết một con sư tử.

6. Điệu nhảy của hươu cao cổ

Nhờ vẻ bề ngoài thu hút và sức mạnh tiềm ẩn, loài hươu được coi là biểu tượng của nhiều hệ thống tín ngưỡng truyền thống ở châu Phi. Một trong những tín ngưỡng kỳ lạ đó là điệu nhảy hươu cao cổ. Điệu nhảy này xuất hiện từ khi một người phụ nữ mơ thấy một con hươu cao cổ chạy trong mưa, móng guốc và tiếng chạy những giọt mưa tạo ra một giai điệu đặc biệt mà sau này được gọi là giai điệu hươu cao cổ. Trong hàng thế kỷ, người Bushmen ở khu vực Kalahari đã sử dụng giai điệu này trong các điệu nhảy săn bắn của họ.

7. Xem "ai mạnh hơn" bằng cách âu yếm cổ

Những con hươu cao cổ đực đập mạnh, chà xát và xoắn cổ vào với nhau để đọ sức xem ai mạnh hơn. Mặc dù hành động "âu yếm bằng cổ" khiến chúng trông rất dễ thương, nhưng những cuộc chiến đấu như thế này của loài hươu lại khá nặng nhọc và có thể kéo dài 20 phút. Tuy nhiên, hành động này cũng là cách để con hươu đực thu hút sự chú ý của những con hươu cái khác.

8. Sự kỳ diệu của miệng và lưỡi

Lưỡi của các con hươu có chiều dài xấp xỉ 50cm. Lưỡi có màu xanh đen để tự bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng mặt trời và loài hươu sử dụng lưỡi để nắm các vật khác, ngoái mũi và làm sạch tai, tương tự như chức năng của ngà voi. Loại lưỡi giống lưỡi rắn này đặc biệt hữu ích để lấy thức ăn khi các con hươu chỉ cần dùng lưỡi liếm xung quanh những tán lá và giật mạnh rồi đưa lá vào miệng. Môi lớn phía trên của loài hươu có thể thực hiện chức năng của cánh tay khi kết hợp với lưỡi. Các bộ phận bên trong miệng, cùng với môi và lưỡi, được bao phủ bởi một phần mô nhú cứng giống như ngón tay để bảo vệ chúng khỏi bụi gai và các vết thương.

9. Hươu cao cổ được dùng làm quà tặng và thể hiện sức mạnh

Ngay từ năm 2.500 trước công nguyên, các vị vua Ai Cập cổ đại đã bắt các con hươu và cho diễu hành trước người dân. Được coi là loài vật hết sức ấn tượng và sang trọng, hươu cao cổ dần được sử dụng để làm quà tặng và thể hiện sức mạnh của những người cầm quyền. Julius Caesar, một vị vua nổi tiếng của Ai Cập cổ đại từng nhận một món quà là hươu cao cổ và đem về diễu hành tại Roma. Sau đó, con hươu cao cổ được đưa vào một trường đấu xiếc và làm thức ăn cho sư tử để thể hiện sức mạnh của Julius Caesar.

10. Hươu cao cổ Zarafa

Zarafa là con hươu đầu tiên được dùng làm món quà hoàng gia mà Muhammad Ali, phó vương Ottoman của Ai Cập dành tặng vua Charles X tháng 10/1826. Trong hành trình diễu hành từ Marseilles đến Paris, con hươu Zarafa được rất nhiều người chiêm ngưỡng. Con hươu cao cổ sau đó được nhiều nhà văn nổi tiếng viết sách, được các nghệ sĩ lấy làm nguồn cảm hứng, phụ nữ bắt đầu để kiểu tóc và mặc những bộ trang phục theo phong cách hươu cao cổ, các đồ dụng nội thất và các mòn đồ trang trí trở thành mốt thịnh hành lúc bấy giờ.

11. Hươu cao cổ là loài động vật có vú cao nhất thế giới, chỉ riêng đôi chân của chúng đã cao tương đương một người trưởng thành, khoảng 180cm.

12. Hươu cao cổ chỉ cần uống nước một lần cho nhiều ngày. Một lượng lớn nước được chúng hấp thu từ thực vật mà chúng ăn.


Hươu cao cổ non có thể đứng dậy và đi lại vài giờ sau khi sinh.

13. Hươu cao cổ sử dụng phần lớn thời gian trong cuộc đời trong tư thế đứng, thậm chí chúng ngủ và sinh con trong tư thế này.

14. Hươu cao cổ non có thể đứng dậy và đi lại vài giờ sau khi sinh, sau vài tuần, chúng bắt đầu tìm ăn những chiếc lá đầu tiên.

15. Mặc dù được mẹ bảo vệ cẩn thận nhưng nhiều hươu cao cổ non bị sư tử, báo đốm và chó hoang châu Phi tấn công và ăn thịt trong những tháng đầu đời.

16. Đốm của hươu cao cổ giống như vân tay ở con người. Không có hai cá thể giống nhau hoàn toàn về đốm trên cơ thể.

17. Cả hươu cao cổ đực và cái đều có hai sừng, vùng lông phủ lên sừng được gọi là ossicones. Đôi khi, hươu cao cổ đực sử dụng sừng để chiến đấu với những con đực khác.

18. Hươu cao cổ chỉ ngủ khoảng 5 đến 30 phút một ngày. Chúng thường chỉ ngủ những giấc ngủ ngắn khoảng 2 phút một lần.

19. Hươu cao cổ thường tạo ra những âm thanh gầm gừ, khịt mũi và tiếng rít.

Cập nhật: 01/10/2019 Theo VNE/tienphong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video