Những biểu hiện sớm của bệnh tiểu đường mà bạn nên đề phòng

Bạn thường có thói quen cho đường vào các loại đồ uống hay nước chấm và luôn luôn cảm thấy hài lòng với lượng đường mình tiêu thụ. Đồng thời, cơ thể hay bị khát nước, hay cảm thấy đói, những vết thương trên da lại chậm lành... đều có thể là những biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường.

Cùng tìm hiểu rõ hơn các biểu hiện sớm của căn bệnh này để tìm ra giải pháp chữa trị kịp thời khi còn trẻ bạn nhé!

Giảm cân quá nhanh


Bạn sụt cân nhiều trong khi vẫn ăn uống bình thường thì điều này không tốt chút nào.

Nếu đột nhiên cơ thể bạn tụt mất 2 - 3 cân chỉ trong hơn hai tháng mà vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường thì đấy chính là sự giảm cân không lành mạnh. Lượng đường trong máu quá cao do hormone insulin không tiếp nhận được glucose vào tế bào để cung cấp năng lượng và protein từ cơ bắp bị phá hủy chuyển thành nguồn năng lượng thay thế. Khi đó, thận phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa khiến calories cũng tự thế mà tiêu tan nhanh chóng, dẫn đến tình trạng tụt giảm cân nặng.

Thèm ăn


Khi các tế bào bị bỏ đói, cơ thể sẽ sinh ra cảm giác thèm ăn nhanh hơn bình thường.

Người bị tiểu đường khiến cho lượng glucose ứ đọng lại các tế bào làm thức ăn không thể chuyển thành năng lượng tới các tế bào khác. Khi các tế bào bị bỏ đói, cơ thể sẽ sinh ra cảm giác thèm ăn nhanh hơn bình thường.

Đi tiểu thường xuyên và nhanh khát nước

Khi cơ thể không chuyển hóa đường thành năng lượng được sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng lên cao hơn so với mức bình thường. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách bổ sung nhiều nước để cân bằng lượng đường trong máu nên người bệnh có cảm giác nhanh khát nước. Việc uống nhiều nước thường xuyên khiến cho cơ thể phải đào thải ra ngoài dẫn đến hiện tượng đi tiểu thường xuyên. Hai triệu chứng này sẽ gắn liền với nhau nên bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh lượng đường trong máu.

Suy giảm thị lực

Khi lượng đường trong máu cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ biến đổi kéo theo tầm nhìn giảm sút, hình ảnh nhìn được bị méo mó. Nếu lượng đường trong máu trở lại bình thường thì triệu chứng này sẽ mất đi nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài thì mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể mù lòa.

Xuất hiện các triệu chứng trên da


Vết thương bầm tím lâu lành lặn là lúc cơ thể báo động biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường.

Hệ thống miễn dịch suy giảm kéo theo những triệu chứng như da bị ngứa, khô rát vùng tay chân, nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím lâu lành lặn... là lúc cơ thể báo động biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do mạch máu bị hư hỏng vì quá nhiều đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó đi đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương. Vậy nên, chúng ta cần kiểm soát lượng đường trong máu một cách sớm nhất có thể để không gây ảnh hưởng đến da.

Luôn cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu giận

Do lượng đường trong máu chuyển hóa thành năng lượng bị giảm sút dẫn đến cơ thể cần tăng mức độ làm việc để có năng lượng cần thiết khiến bạn luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi căng thẳng, sinh ra cáu kỉnh, khó chịu trong ngày. Lúc này, hãy sắp xếp công việc và chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, cáu giận.

Trên đây là những biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường mà bạn cần đề phòng. Nếu có thời gian, hãy đi xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra sức khỏe theo định kỳ bạn nhé!

Cập nhật: 08/09/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video