Những cách khắc phục hiệu quả giảm đường huyết tự nhiên

Sự lên xuống bất thường của chỉ số đường huyết làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường. Đường huyết tăng cao theo thời gian có thể gây hư hại, làm rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, chiến lược nào giúp giảm đường huyết một cách tự nhiên bên cạnh việc dùng thuốc luôn là câu hỏi khó với chính người bệnh và bác sĩ điều trị.

Dưới đây là những giải pháp hữu hiệu giúp người bệnh tiểu đường có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm soát đường huyết.

1. Giữ đường huyết ổn định bằng chế độ ăn

Những gì bạn ăn, cách bạn ăn như thế nào... đều tác động trực tiếp tới hàm lượng đường (glucose) trong máu. Do đó, muốn ổn định được đường huyết, bạn cần có kế hoạch ăn uống khoa học.

Khoảng cách giữa mỗi lần ăn là 3-5 tiếng

Ai cũng biết tầm quan trọng của việc ăn uống đầy đủ 3 bữa/ngày, nhất là bữa ăn sáng. Với người bệnh tiểu đường, nguyên tắc này không thay đổi. Nhưng xen kẽ giữa bữa chính nên có thêm 2-3 bữa phụ, sao cho khoảng cách giữa các lần ăn cách nhau từ 3-5 tiếng. Lập lại chu kỳ ăn uống như vậy hàng ngày đảm bảo đường huyết không tăng quá cao và hạ xuống quá thấp.

Tiêu thụ thực phẩm chứa tinh bột chậm hấp thu và giàu chất xơ


Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết.

Ngay sau khi ăn, carbs (chất bột, đường) sẽ được thủy phân thành glucose. Có những carbs phức tạp, có nghĩa là thời gian thủy phân thành glucose lâu hơn so với carbs đơn giản. Do đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn carbs phức tạp có trong: ngũ cốc nguyên cám, các loại rau xanh và các loại đậu. Hạn chế carbs đơn giản trong bánh kẹo ngọt, mật ong, đường mía, đường sữa, kẹo...

Các thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan: quả bơ, cà rốt, hạnh nhân, súp lơ xanh, quả mâm xôi, táo, đậu lăng, rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp, khoai lang... sẽ giúp làm chậm hấp thu đường và chất béo. Vì vậy, khẩu phần ăn hàng ngày không nên để khuyết chúng.

Tiêu thụ chất béo lành mạnh và protein

Chất béo có lợi (có trong các loại hạt, dầu oliu, quả bơ, cá biển...) khi kết hợp với carbs sẽ giúp làm chậm hấp thu đường vào máu.

Protein cũng có tác dụng tương tự, bạn nên chọn protein nạc như thịt gia cầm bỏ da, trứng, thịt bò nạc, hải sản, thịt lợn. Đặc biệt là nguồn protein thực vật có nhiều trong đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.

Hạn chế uống rượu

Uống rượu có tác động lớn tới đường huyết. Nhưng không nhất thiết bạn phải kiêng rượu, bia hoặc các đồ uống có cồn khác hoàn toàn. Bởi đã có những nghiên cứu chứng minh sử dụng 1-2 ly vang đỏ mỗi ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bạn không nên uống quá 2 ly/ngày với nam giới, 1 ly/ngày đối với nữ giới và 5 ngày/tuần. Không sử dụng rượu khi đói vì có thể gây hạ đường huyết và nên uống cách xa thời điểm sử dụng thuốc.

Chuẩn bị sẵn cho các tình huống tăng, hạ đường huyết đột ngột

Nếu không ở nhà, bạn nên chuẩn bị đủ các bữa ăn và đồ ăn nhẹ để giữ đường huyết ổn định. Ngoài ra, luôn mang theo đồ ăn nhẹ (vài viên kẹo ngọt) để phòng trường hợp hạ đường huyết.

2. Quản lý đường huyết bằng lối sống

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Bạn nên ghi lại kết quả sau mỗi lần đo (ngày, giờ và chỉ số đường huyết) để xác định xu hướng tăng - giảm đường huyết. Nếu thấy đường huyết có xu hướng cao hoặc thấp vào những thời điểm cụ thể trong ngày, bạn nên có kế hoạch thay đổi thói quen/chế độ ăn/thuốc để ổn định đường huyết tốt hơn.

Tập thể dục phù hợp với sức khỏe

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên (30 phút mỗi ngày, 5.5 ngày mỗi tuần) sẽ giúp ổn định đường huyết. Yoga cũng là một trong những bài tập rất phù hợp với phái nữ, giúp kiểm soát đường huyết và huyết áp khá hiệu quả.

Duy trì trọng lượng khỏe mạnh

Nếu bạn đang thừa cân, giảm cân sẽ giúp ổn định đường huyết hiệu quả hơn. Đôi khi, chất béo dư thừa làm gia tăng tình trạng kháng insulin. Nếu bạn có BMI - chỉ số khối cơ thể ở giữa 20,0 -24,9 tức là bạn có trọng lượng khỏe mạnh, BMI từ 25,0 - 29,9 là thừa cân và trên 30 là béo phì.

Cách tính BMI = cân nặng (kg)/ (chiều cao x chiều cao) (m)

Quản lý căng thẳng

Khi bạn bị căng thẳng (do bệnh tật hoặc tác động bên ngoài), cơ thể sẽ sản xuất các hormone làm tăng đường huyết. Vì vậy, mỗi khi cảm thấy stress, bạn nên tìm cách thư giãn và giữ bình tĩnh, chẳng hạn như: nói chuyện với bạn bè và gia đình, đi dạo, thiền hoặc nghe nhạc.

3. Đối phó với tình trạng tăng đường huyết, hạ đường huyết

Uống nước

Mặc dù không ảnh hưởng mạnh đến đường huyết nhưng bạn nên uống nhiều nước nếu thấy đường huyết đang tăng cao. Khi lượng đường trong máu ở mức cao, cơ thể sẽ cố gắng giảm bằng cách bài tiết glucose dư thừa qua nước tiểu. Kết quả là bạn sẽ bị mất nước nếu không bổ sung kịp thời. Uống nước khi đường huyết tăng cao giúp bù đắp lượng chất lỏng bị đào thải, đồng thời giúp cơ thể loại bỏ thêm glucose có trong máu. Lưu ý bạn chỉ nên uống các loại nước không chứa đường.

Tập thể dục với cường độ mạnh


Tập luyện là bước không thể thiếu nhằm kiểm soát bệnh tiểu đường.

Nếu đường huyết đang cao và bạn cần hạ thấp, bạn nên tập thể dục với cường độ mạnh trong vòng 10 phút. Khi tập thể dục, cơ thể sử dụng đường để cung cấp nhiên liệu cho cơ bắp cũng như các bộ phận khác hoạt động.

Tuy nhiên, phương pháp này không dành cho những người mắc tiểu đường đang có biến chứng nhiễm toan ceton, vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Xử lý nhanh khi bị hạ đường huyết

Hãy uống một cốc nước với một thìa mật ong, hoặc uống 1 ly nước ép trái cây nếu nhận thấy các dấu hiệu hạ đường huyết. Bạn cũng có thể ngậm kẹo cứng, viên đường glucose hoặc một vài cái bánh quy để làm tăng lượng đường trong máu, đưa đường huyết từ từ trở lại mức bình thường.

4. Thảo dược truyền thống giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững

Các nước Á Đông - nơi có nguồn dược liệu phong phú với "bí quyết" chữa bệnh bằng thảo dược cổ truyền luôn là bí ẩn với các nhà khoa học. Nhiều bằng chứng khoa học làm sáng tỏ, các hoạt chất sinh học thiên nhiên, đặc biệt có trong Nhàu, Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử có khả năng hồi phục tuyến tụy, thúc đẩy sản sinh insulin, làm tăng hoạt động của insulin với tế bào nên giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn mang lại hiệu quả giảm stress oxy hóa - yếu tố thúc đẩy biến chứng tiểu đường, nên giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể khỏi tác hại khi đường huyết tăng cao kéo dài.

Cập nhật: 31/03/2017 Theo bienchungtieuduong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video