Những con sâu nhiễm bẩn giúp tiếng hót chim sáo đá hay hơn

By HENRY FOUNTAIN

Trong danh sách những hậu quả ngoài mong muốn của các chất gây ô nhiễm môi trường có thể thêm một điều – ăn những con sâu bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến tiếng hót của chim sáo đá đực. Tuy nhiên, con cái có vẻ như thích điều này.

Henry Fountain đã thảo luận đề tài với David Corcoran, một nhà biên tập về khoa học, trên tờ Science Times.

Các nhà nghiên cứu từ đại học Cardiff xứ Wales có bài báo cáo trên tạp PLoS One về chim sáo đá đực ăn estrogen hay các hợp chất tương tự, những chất hóa học thường tìm thấy ở cống rãnh, có biểu hiện thay đổi về não và thói quen liên quan đến tiếng hót.

Các chất gây ô nhiễm làm tăng sự phức tạp và âm lượng vùng não HVC trong tiếng hót của loài chim. (Ảnh: PLoS One)

Shai Markman, thuộc đại học Haifa của Israel; Katherine L. Buchanan thuộc đại học Deakin của Úc; và các đồng nghiệp nghiên cứu việc chim sáo đá rừng tìm kiếm thức ăn tại các khu vực xử lý chất thải ở vùng tây nam nước Anh. Chúng ăn những con sâu nhỏ với số lượng lớn dọc theo bể lọc.

Những con sâu tích lũy estrogen tự nhiên tiết ra từ chất thải của con người và hợp chất giống như estrogen từ việc sản xuất chất dẻo. Những chất hóa học này có khả năng phá vỡ chức năng nội tiết, cùng các tác động về tổ chức và thói quen của cơ thể.

Tiến sĩ Buchanan cho biết bà không chắc chắn lắm về tác động hóa học lên tiếng hót của chim. Với một số chất ô nhiễm gây độc đến sự phát triển thần kinh, hệ quả có thể là tiếng hót ít phức tạp hơn. “Nhưng đối với chác chất hóa học estrogen, ảnh hưởng đến sự phức tạp của tiếng hót có thể ở chiều ngược lại”, bà nói.

Các nhà nghiên cứu cho các con chim sáo đá trong phòng thí nghiệm ăn những chất hóa học giống như trong tự nhiên và nhận thấy vùng não chịu trách nhiệm về sự phức tạp của tiếng hót phát triển quá mức và tiếng hót phức tạp hơn những con chim không ăn hợp chất đó. Những chất gây ô nhiễm cũng đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm yếu đi khả năng giao phối.

Tiếng hót của chim đực là một điểm để thu hút bạn đời. Các nhà khoa học tìm ra rằng các con chim cái chọn con đực với tiếng hót phức tạp hơn mặc dù các chất ô nhiễm làm chúng yếu hơn. “Các con chim cái đang chọn bạn đời với tình trạng thể chất yếu hơn” Tiến sĩ Buchanan giải thích. Điều này có tác động đáng kể đến số lượng và khả năng sống sót của chim con. Chỉ một hành động đơn giản là ăn những con sâu nhiễm bẩn, nó có tác động toàn diện lên loài chim sáo đá. 


Chim sáo đá (Ảnh: Tiritirimatangi.org.nz)

Trà Mi (Theo The New York Times)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video