Những con sông đột ngột biến mất

Chuyện cả một con sông hay hồ nước biến mất nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng đó lại là sự thật ở nhiều nơi trên thế giới. Và đây không phải là lần đầu tiên chuyện lạ này xảy ra.


Sông Guacalito trước khi biến mất là nguồn nước quan trọng cho người dân ở Armenia de Upala

Sông Guacalito

Ngày 12.7.2011, tại miền bắc Costa Rica đã xảy ra một trận động đất mạnh 5,3 độ Richter. Động đất không gây thiệt hại về người mà chỉ khiến hàng hóa rơi đổ ở các siêu thị và đồ đạc tại các gia đình bị rung lắc. Chuyện đáng nói chính là hiện tượng khác thường xảy ra với con sông Guacalito tại đây.

Theo trang tin earthquake-report.com, không lâu sau khi động đất xảy ra, người dân huyện Armenia de Upala, nơi con sông chảy qua, phát hiện con sông gắn bó với họ từ bao năm nay đã cạn nước. Bất ngờ mất đi nguồn cung cấp nước quan trọng cho khu vực, không chỉ người dân mà cả những đàn gia súc tại đây đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giới nghiên cứu chưa xác định được liệu con sông Guacalito “qua đời” là do hiện tượng hố sụt, vốn có thể xuất hiện sau động đất, gây ra hay không. Trận động đất có tâm chấn gần biên giới Costa Rica-Nicaragua, vốn nằm trong cùng khu vực với núi Miravalles.

Hồ nước Peschёra ở Nga

Hồ Peschёra rộng 200m và sâu 9m nằm trong khu rừng làng Ostashata ở tỉnh Perm, gần núi Ural thuộc Nga.

Cư dân cho biết, chỉ sau một đêm, hồ nước biến mất hoàn toàn. Sáng họ thức dậy, chỉ thấy còn lại vài vũng nước và một cái hố nhỏ kỳ lạ ngay giữa hồ, đặc biệt là không còn sót lại 1 con cá nào.

Hồ Peschёra khô nứt nẻ.

Sông Iska ở Slovenia

Theo trang tin Inside Costa Rica, vào năm 2010, sông Iska ở Slovenia biến mất sau khi cư dân địa phương nghe thấy một tiếng nổ lớn trong đêm. Sáng hôm sau, con sông cạn trơ đáy với ngổn ngang xác cá và các sinh vật khác. Người ta tin rằng nước của con sông bị rút xuống một lòng sông ngầm. Sự biến mất này được tin là không có liên quan gì đến động đất.

Hồ nước ở làng Bolotnikovo

Trước đó, vào năm 2005, một chiếc hồ ở làng Bolotnikovo thuộc vùng Nizhny Novgorod (Nga) cách thủ đô Moscow khoảng 250 km về phía đông, biến mất chỉ sau một đêm. Theo hãng tin BBC, giới chức Nga khi đó cho rằng có thể nước hồ bị rút xuống một hệ thống hang động hoặc một con sông ngầm.

Hồ băng ở Chile

Một hồ băng rộng 101.200 m2 ở tỉnh cực nam Magallanes cũng đã bất thình lình biến mất. Báo Guardian dẫn lời các chuyên gia địa chất Chile nói rằng rất có thể một trận động đất đã gây ra vết nứt dưới đáy hồ và nước rút đi theo đường đó.

Hồ nước tại Huntsbury, New Zealand

Tại Huntsbury (New Zealand), một hồ chứa với 36 triệu lít nước đã biến mất sau trận động đất mạnh 6,3 độ Richter ở thành phố Christchurch vào ngày 22.2.2011.

Sông Tliapa và Tlacuapa ở Mexico

Sông Tliapa và Tlacuapa chảy từ những ngọn núi ở trung tâm bang Veracruz tại thành phố Chocaman và Calcahualco, dài khoảng 18 km. Chúng từng chảy vào sông Seco ở trung tâm thành phố Cordoba trước khi những hố sụt xuất hiện và hút gần cạn nước sông.


Khúc sông cạn nước sau khi hố sụt xuất hiện. (Ảnh minh họa: Mysterious Universe).

Sông Atoyac ở Mexico

Vào hôm 28/2/2016, các cư dân ở San Fermin nghe thấy một tiếng nổ lớn và cảm thấy mặt đất rung chuyển. Sáng hôm sau, họ phát hiện sông Atoyac bị nuốt chửng bởi khe nứt dài 30 m, rộng 20 m giữa lòng sông. Theo Ủy ban Nước Quốc gia của Mexico, con sông chảy trở lại sau khi lấp khe nứt nhưng điều kiện để các hố tử thần khác xuất hiện đã hội tụ đầy đủ.

Cập nhật: 20/07/2016 Tổng hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video