Những công nghệ sẽ thống trị thế giới vào năm 2100 (Phần 1)

Trong 100 năm tới, những công nghệ nào sẽ làm thay đổi thế giới? Chúng sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn, sạch sẽ, an toàn, có hiệu suất cao hơn và thú vị hơn như thế nào?

Cuộc cách mạng máy móc năm 1900 đã giúp điện năng trở nên phổ biến, tự động hóa thay thế nhiều công việc tay chân bằng máy móc một cách nhanh chóng hơn, đem lại hiệu suất cao hơn như máy may thay thế kim khâu và chỉ, máy đánh chữ thay thế viết, xe hơi thay thế các cỗ xe chở hàng do ngựa kéo.

100 năm sau, vào năm cuối cùng của thiên niên kỷ trước là năm 2000, máy móc lại mở rộng biên giới của những điều khả thi: trạm không gian quốc tế đưa con người lên làm việc trên không gian, máy giải trình tự DNA (một loại máy giúp xác định trình tự nucleotide của phân tử DNA) được ứng dụng để tổng hợp sự sống, máy vi tính và world wide web thay đổi cách chúng ta học, đọc và giao tiếp.

Dưới đây là một số ý tưởng để chúng ta tư duy nhiều hơn về công nghệ máy móc năm 2100 từ Popular Mechanics, tạp chí khoa học nổi tiếng có lịch sử hơn 100 năm của Mỹ.

Nguồn năng lượng thay thế


Phác họa thế giới những năm 2100. (Ảnh: Getty).

Trong năm nay 2018, vấn đề của hành tinh chúng ta là nỗi lo ngại về môi trường sau hai thế kỷ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, những mối lo mà đến giờ chúng ta đang dần hiểu rõ.

Tuy nhiên bất chấp những cảnh báo xấu và những nguy cơ tiềm ẩn lâu nay, con người vẫn luôn có khả năng thích nghi. Vấn đề lớn nhất đầu tiên cần giải quyết là ô nhiễm. Nếu không còn dùng nhiên liệu hóa thạch, thế giới năm 2100 sẽ chạy bằng nguồn năng lượng nào? Những lựa chọn dễ thấy là hydro, điện, gió, và hứa hẹn nhất là công nghệ mặt trời và điện nhiệt hạch.

Năng lượng nhiệt hạch sinh ra từ việc tổng hợp hạt nhân các hạt nhân nhẹ như hydro, deutrium, tritium, tương tự cơ chế sản sinh năng lượng của mặt trời và các vì sao. Năng lượng điện nhiệt hạch là đối tượng theo đuổi của nhiều dự án tư nhân và được chính phủ hỗ trợ vì đây là nguồn năng lượng sạch, không phát thải carbon và sẽ tạo ra “ắc quy hoàn hảo” trong tương lai một cách hiệu quả.

Trong trường hợp điện tổng hợp nhiệt hạch vẫn quá tầm với, chúng ta luôn có mặt trời, phần quan trọng trong mọi hệ thống năng lượng hiện đại. Năm 2100, mặt trời sẽ đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều.

Theo cựu kỹ sư John Mankins - Trưởng của bộ phận Khám phá con người và phát triển không gian thuộc NASA, nhiều thập kỷ tới, nguồn điện sạch trên hành tinh chúng ta sẽ là “các vệ tinh điện mặt trời với điện không dây tầm xa, vận chuyển vô khối năng lượng mặt trời vừa túi tiền tới các thị trường toàn cầu”.

Về vấn đề lưu trữ năng lượng mặt trời, theo giám đốc thích ứng toàn cầu của AECOM, Josh Sawislak, vào năm 2100, việc này sẽ được giải quyết rất tốt bằng cách biến mọi thứ thành máy thu năng lượng mặt trời, từ sơn trên tường nhà tới nhựa trên đường phố. Sau đó, các nguồn năng lượng này sẽ được lưu giữ trong một thiết bị điện mặt trời nhỏ cầm tay có kích thước bằng một chiếc điện thoại thông minh hiện nay.


Năng lượng mặt trời sẽ rất phổ biến trong tương lai. (Ảnh: Getty).

Với con người trong tương lai, năng lượng mặt trời sẽ rất hữu ích, còn năng lượng carbon sẽ hầu như biến mất.

“Năng lượng carbon năm 2100 sẽ giống như việc thắp sáng bằng khí gas hôm nay. Đến lúc đó, có lẽ chúng chỉ xuất hiện ở những địa điểm mang tính chất lịch sử”, Sawislak nói.

Cùng với năng lượng mặt trời, những công nghệ sau cũng có khả năng bảo vệ hành tinh xanh: các thành phố nổi, cống thủy lợi di động, đất tổng hợp, tòa nhà sinh học, công nghệ địa cầu (là các kỹ thuật can thiệp chỉnh sửa khí hậu trên quy mô lớn nhằm đối phó với biến đổi khí hậu)…

Năm 2007, các nhà nghiên cứu Harvard đã kết luận công nghệ địa cầu vẫn quá rủi ro. Nhưng đến thế kỷ 22 thì các loại máy chỉnh sửa khí hậu trông sẽ như thế nào? Theo Popular Mechanics, đó có thể là một hạm đội các xe tự lái lớn bao trùm lên thượng tầng khí quyển để phát tỏa hàng tấn vật chất cực sạch với kích thước nhỏ như hạt bụi lên bầu trời.

Hoặc có thể là những loại máy “có khả năng loại bỏ khí thải nhà kính một cách có hiệu suất, không chỉ từ các nguồn ô nhiễm riêng lẻ mà còn từ bầu không khí, trên quy mô lớn đủ để ngăn chặn và đảo ngược biến đổi khí hậu toàn cầu”, theo lời giáo sư Lisa Alvarez-Cohen - Khoa Công nghệ môi trường ở đại học Berkeley.

Sự xuất hiện các đội quân robo-người trong các cuộc chiến


Chiến tranh trong thế kỷ tới sẽ có nhiều khác biệt so với hôm nay.

Khi con người còn có mặt trên Trái đất, chiến tranh đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và sẽ tái diễn trong nhiều thập kỷ nữa. Nhưng chiến tranh trong thế kỷ tới sẽ có nhiều khác biệt so với hôm nay.

Dự báo năm 2100, số người chết do chiến tranh sẽ giảm vì sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, và vũ khí nói chung ngày càng chính xác hơn. Các loại máy móc kết hợp trí tuệ nhân tạo AI như trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng sẽ chiếm ưu thế trên chiến trường thế kỷ 22.

Chiến tranh sẽ sớm dùng tới “sự kết hợp người-máy ở mức độ chưa từng có tiền lệ… với các giao diện là các hệ thống mạnh mẽ và những người vận hành chúng trơn tru nhất có thể”, theo lời một cơ quan nghiên cứu cao cấp. Cùng với AI, tự động hóa cũng sẽ thay thế mạng sống con người bằng máy móc. Hệ thống phi cơ không người lái với có sức bền dẻo dai sẽ có khả năng thực hiện các cuộc tấn công mà không gây rủi ro cho nhiều người. Một bước nhảy vọt tương lai nữa là một loại vũ khí đa năng hơn và chính xác hơn mà không gây ra thiệt hại lớn.

Ông Gil Metzger - Giám đốc nghiên cứu ứng dụng của Lockheed Martin - nhà sản xuất thiết bị quốc phòng lớn nhất thế giới, cho rằng: “Vũ khí sẽ nhỏ hơn, nhanh hơn, đa năng hơn và có thể hoàn thành sứ mệnh với xác suất thành công cao hơn như ít thiệt hại về người và thiệt hại liên quan”.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi chuyên gia đều cho rằng, việc tự động hóa và sử dụng AI cho mục đích chiến tranh là một ý tưởng tốt. Thật nguy hiểm khi không chỉ những người lính thay đổi mà các vũ khí cũng trở nên khó mà nhận dạng được.

Cập nhật: 19/03/2018 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video