Những công trình nghiên cứu bất khả thi

Từ hơn 17 năm qua, Giáo sư toán học tóc bạc Jean - Marc Branden Broeck, 47 tuổi, công tác tại Trường đại học East Anglia (Anh), đã thực hiện hàng ngàn bài tính và đúc khuôn mẫu một chiếc bình trà... rót không ra nước. Công trình kỳ lạ trị giá 72.000 USD này được Hải quan Mỹ, Không quân Mỹ và Hiệp hội khoa học Mỹ tài trợ. Tuy nhiên, nó chưa phải là nghiên cứu khoa học độc nhất vô nhị.

Cái rốn của vũ trụ

Chỉ nội một cái rốn bé tí xíu thôi mà nó lại có quá nhiều tên: “chỗ lõm” (theo người La Mã), “trung tâm” (theo người Hy Lạp). Người Hy Lạp đã dựng lên một một hòn đá thần ở Đền thờ Apollo tại Delphi trên đồi Parnassus, và gọi nó là “Cái rốn của vũ trụ”. Thành ngữ “thưởng ngoạn cái rốn” có một lịch sử lâu dài đáng trân trọng. Từ thuở xa xưa, những người có năng lực thần bí ở Hy Lạp hay nhìn đăm đăm vào rốn của mình để tạo ra một năng lực thôi miên mơ màng. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhìn rốn cũng là một nghệ thuật suy tưởng thiêng liêng, bởi chỉ cần liếc mắt qua là biết ngay người phụ nữ có khả năng sinh được bao nhiêu đứa con (bằng cách đếm số nút thắt - tức là phần thịt lồi lên ở các nếp gấp của dây rốn khi đứa bé gái được chào đời).

Tuy nhiên, nhà tâm lý học Gerhard Reibmann (Đức) thì tin rằng cái rốn có thể nói lên nhiều điều khác, chẳng hạn như tuổi thọ, tổng trạng sức khỏe và tình trạng tâm lý. Tất cả những điều này đã được ông trình bày trong cuốn sách nhan đề “Hiểu biết bản thân qua rốn”. Theo ông, có 6 loại rốn; mỗi loại mang một đặc điểm riêng về tính cách cá nhân kèm theo tuổi thọ. Rốn ngang là người giàu tình cảm, thọ 68 tuổi; rốn thẳng là người hào phóng, tự tin, ngay thẳng trong tình cảm, thọ 75 tuổi; rốn lồi thì tràn đầy niềm yêu đời, nồng nhiệt, thọ 72 tuổi; rốn lõm thì yêu nhiều, chịu đựng nhiều đau khổ nên chỉ sống đến 65 tuổi; rốn lệch tâm là người ham vui, hay đi sai đường trong vấn đề tình cảm nên sống được 70 tuổi; sau cùng, rốn tròn đều là người có đời sống tình cảm quân bình, khiêm nhu, sống được... 81 tuổi! Thế ngộ nhỡ cái rốn của bạn hội đủ yếu tố của hơn 6 loại rốn kể trên thì sao? Quá dễ, Gerhard khuyên bạn nên cộng tất cả các số tuổi lại, xong chia cho con số tổng các loại rốn để tìm ra tuổi thọ trung bình. Như vậy, những người thọ trên 100 tuổi chắc là phải có chiếc rốn tròn hơn cả phạm trù về hình tròn (!).

Nhưng câu chuyên vui về cái rốn chưa chịu dừng ở đây. Các nhà nghiên cứu thần học không ngưng tranh cãi về chuyện ông Adam - vì là người đàn ông đầu tiên trên thế giới có cha mẹ không phải là người phàm trần, nên dứt khoát là không thể có rốn được. Vậy thì các họa sĩ của 500 năm trước đã xử lý vấn đề này ra sao? Một số họa sĩ dùng chiến thuật ngụy trang bằng một chiếc lá vả, một nhánh cây hay một cánh tay vắt ngang qua. Nhưng những họa sĩ bạo dạn hơn như Raphael hay Michelangelo thì thản nhiên tặng cho ông Adam một cái rốn...

Cái rốn quan trọng như vậy mà hình như có rất ít người chịu tắm rửa, kỳ cọ nó. Do đó, vào ngày 10/9/2000, báo South China Morning Post đã đăng tải về một phát minh mới của Nhật Bản. Đó là miếng băng dán làm sạch rốn! Bạn chỉ cần dán nó vào rốn, sau 10 phút thì lấy ra.

Hơn 720.000 USD cho công trình nghiên cứu chiếc bình trà không thể rót được nước

Thông tin về bình trà độc đáo.

Từ hơn 17 năm qua, Giáo sư toán học tóc bạc Jean - Marc Branden Broeck, 47 tuổi, công tác tại Trường đại học East Anglia (Anh), đã thực hiện hàng ngàn bài tính và đúc khuôn mẫu một chiếc bình trà... rót không ra nước. Công trình này đã được Hải quan Mỹ, Không quân Mỹ và Hiệp hội khoa học Mỹ tài trợ, bởi vì kết quả công trình sẽ trả lời cho câu hỏi về khả năng đề kháng của thân tàu trước các ngọn sóng. 

Theo giáo sư, mọi loại bình trà đều có nguy cơ chảy nước theo 2 hướng: một là chảy gọn gàng từ vòi vào tách, hai là chảy tràn lan từ miệng bình. Cái khó ở đây là bạn không biết trước nước sẽ chảy ra từ hướng nào. Giáo sư Jean hiện vẫn đang vắt óc cho công trình không tưởng này.

Tác động của bia, tỏi và kem chua lên khẩu vị của… đĩa?

Tạp chí Hiệp hội Y khoa Na Uy đã đăng tải công trình nghiên cứu về tác động bảo vệ của tỏi trước nguy cơ... ma cà rồng, mà cụ thể là thử nghiệm với loài đỉa. Từ lâu nay, đỉa đã được dùng trong kỹ thuật vi phẫu để hút máu cho những phần cơ thể sưng phồng do tái cấy ghép.

Đôi khi, các con đỉa rất lười biếng, không chịu làm việc (cắn vào da người trong thời gian tiên liệu là 300 giây) nên hai nhà khoa học Anders Baerheim và Hogne Sandvik phải thử nghiệm với nhiều liệu pháp kích thích khẩu vị cho chúng. Trước tiên, 6 con đỉa được "tắm nhanh" lần lượt 3 lần với bia đen Guinness, bia bock Hansa và nước trắng, rồi được đặt lên cánh tay. Sau khi được uống bia, một số con đỉa thay đổi hành vi: xoay người mòng mòng, lăn đùng ra. Những con nào uống bia Guinness thì tấn công ngay sau 187 giây; những con nào uống bia Hansa thì sau 136 giây; còn uống nước trắng là 92 giây. Sang cuộc thử nghiệm lần hai, 6 con đỉa khác được đặt lên cánh tay để không hoặc thoa kem chua. Những con nào dính kem chua đều cắn như điên loạn vào thành bình sau khi đã được gỡ ra khỏi tay, thậm chí còn nhanh hơn là khi được uống nước trắng. Sang thử nghiệm phần 3, một cánh tay được thoa tỏi, nhưng những con đỉa đã giãy giụa và chết sau 2 giờ. Và vì lý do nhân đạo, nên công trình nghiên cứu tạm dừng ở đây!

Vì sao ếch hay dùng tay phải để gãi bụng?

Có phải tất cả các con ếch đều dùng tay phải để gãi bụng? Và nếu như vậy, thì đây có phải là nguyên nhân sinh học hay không, hay đấy chỉ là một cử chỉ "văn hóa"? Lấy ví dụ như ở người, có một số người nằng nặc chỉ dùng tay trái cho "những hành động không sạch sẽ", và dùng tay phải cho những hành động sạch sẽ (chẳng hạn như ăn uống). Câu hỏi vẫn tồn tại ở đây: Bộ não đã nói với bàn tay ếch điều gì, và nói với bàn tay nào?

Chuyên gia Richard Wassersug của Trường đại học Dalhousie đã thực hiện một nghiên cứu có thể nói là giải thích được phần lớn thắc mắc này. Câu trả lời khoa học là ếch phải gãi bụng bằng tay phải vì cái bao tử lồi ngược lên trên của nó lúc nào cũng thò ra phần bên phải của miệng. Đó không có ý nghĩa về một văn hóa nào cả chỉ đơn giản là do sự bất cân xứng của bụng ở tất cả động vật lưỡng cư và do chiều dài khiêm tốn của màng treo ruột có nhiệm vụ định vị bao tử trong bụng.

Phản ứng của mèo trước ảnh của những người có bộ râu rậm rạp

Năm 1988, Winthrop Grover Norquist đã quyết định thực hiện một chuỗi thử nghiệm phản ứng của mèo trước những tấm ảnh của Robert Bock (Robert là ứng cử viên cho Tòa án tối cao Mỹ. Bộ râu rậm rạp dài quá cằm của ông được ứng dụng cho thí nghiệm các phản ứng của chó, mèo và... giun dẹp!). Ngoài ra, Viện Bảo tàng MIT cũng cho Norquist mượn 71.000 tấm ảnh những người đàn ông có râu ria rậm rạp. Sau khi xem các tấm ảnh này, 26% mèo bị tê cứng chân và thân người, kể cả cổ; 31% mèo có biểu hiện rối loạn thần kinh, nghẹt tim phổi và có những hành động bạo lực. Đối tượng tham gia là mèo cái, ở độ tuổi từ 4 đến 6 năm, trong đó có 15 con mèo mẹ đã sinh con sau khi được xem hình. Kết luận rút ra ở đây: Mèo không thích đàn ông để râu dài rậm đen

Thuý Hân

Theo Công An Nhân Dân/Science
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video