Những điều cần biết tiêm phòng vắc-xin viêm gan B

Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là cần thiết để bảo vệ bản thân và người thân suốt đời khỏi nguy cơ lây nhiễm và phát triển các bệnh về gan nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan từ viêm gan B.

Tầm quan trọng tiêm phòng vắc-xin viêm gan B

Bạn không thể bị viêm gan B từ vắc-xin. Tất cả các vắc-xin viêm gan B đã được sử dụng từ năm 1986 mà không gây ra trường hợp nhiễm viêm gan B nào.

Nếu bạn bị nhiễm vi-rút viêm gan B (HBsAg dương tính) hoặc đã hồi phục sau khi nhiễm vi-rút viêm gan B trong quá khứ, tiêm vắc-xin viêm gan B sẽ không có tác dụng.

Tuy nhiên, những người sống xung quanh bệnh nhân tiêm vắc-xin sẽ được bảo vệ trọn đời.

Xét nghiệm là cách duy nhất để biết ai đó đã bị nhiễm trùng hoặc đã hồi phục sau khi bị nhiễm trùng hay chưa để giúp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

Tiêm vắc–xin định kỳ, bảo vệ suốt đời

Vì tất cả mọi người đều có nguy cơ, tất cả người trưởng thành nên nghiêm túc xem xét việc tiêm vắc-xin viêm gan B để bảo vệ trọn đời chống lại bệnh gan. Các chuyên gia khuyên tất cả mọi người nên tiêm phòng viêm gan B đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ bản thân và người thân chống lại bệnh viêm gan B suốt đời.

Vắc-xin viêm gan B là một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả được khuyên dùng cho tất cả trẻ sơ sinh và cho trẻ em đến 18 tuổi. Vắc-xin viêm gan B cũng được khuyên dùng cho người lớn mắc bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ nhiễm trùng cao do công việc, lối sống, hoàn cảnh sống hoặc quốc gia.

Phòng chống xơ gan, suy gan, ung thư gan

Người bị viêm gan B mạn tính có thể diễn tiến thành các bệnh nghiêm trọng về gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B là phòng ngừa một con đường mắc các bệnh gan.

Vắc-xin viêm gan B còn được gọi là vắc-xin phòng chống ung thư đầu tiên vì nó ngăn ngừa viêm gan B, nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan trên toàn thế giới.


Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là biện pháp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay.

Khuyến cáo về việc tiêm chủng vắc xin viêm gan B

Vắc-xin viêm gan B được khuyến nghị cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 18 tuổi bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). CDC cũng khuyến nghị người lớn trong các nhóm có nguy cơ cao nên được tiêm phòng.

Mọi người đều có thể có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B trong suốt cuộc đời của họ, vì vậy việc tiêm vắc-xin viêm gan B là cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, có những nhóm mà CDC khuyến nghị tiêm vắc-xin viêm gan B dưới đây:

  • Tất cả trẻ sơ sinh;
  • Tất cả trẻ em dưới 19 tuổi chưa được tiêm phòng;
  • Đối tác tình dục có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B;
  • Những người đang điều trị một bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  • Đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông cũng nên tiêm vắc-xin;
  • Người tiêm chích ma túy;
  • Người sống gần, có quan hệ gần với người mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh;
  • Nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với máu;
  • Những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối bao gồm lọc máu, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và bệnh nhân chạy thận tại nhà;
  • Người dân và khách du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ người bị viêm gan B cao như: Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ, Quần đảo Thái Bình Dương, Đông Âu và Trung Đông;
  • Những người mắc bệnh gan mạn tính, trừ viêm gan B như: xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ,…
  • Người bị viêm gan C;
  • Người nhiễm HIV;
  • Người lớn mắc bệnh tiểu đường từ 19 đến 59 tuổi;
  • Người có nguy cơ khác…

Lộ trình tiêm vắc xin ngừa viêm gan B

Lịch tiêm vắc-xin viêm gan B ba liều cho trẻ nhỏ

  • Lần tiêm thứ nhất: Tại bất kỳ thời điểm nào, nhưng trẻ sơ sinh nên được tiêm sau 12h sau sinh.
  • Lần thứ 2: Ít nhất một tháng sau lần thứ nhất.
  • Lần thứ 3: Ít nhất 2 tháng sau lần thứ nhất (và ít nhất 1 tháng sau lần thứ 2 ). Trẻ sơ sinh nên được tối thiểu 24 tuần tuổi tại thời điểm tiêm thứ 3.
  • Tiêm nhắc lại mũi thứ 4 sau ít nhất 1 năm từ mũi thứ 3.

Cách tiêm thứ 2:

  • Mũi 1: lần đầu đến tiêm
  • Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất một tháng
  • Mũi 3: sau mũi 2 ít nhất sáu tháng
  • Mũi 4 sau mũi thứ 3 ít nhất 5 năm

Ngoài ra, các mũi viêm gan B thứ 2, 3 cũng có thể được tiêm kết hợp trong mũi 6in1.

Mỗi một mũi tiêm có thể bắt đầu bất cứ lúc nào miễn là đảm bảo dãn cách tối thiểu theo khuyến cáo.

Có thể xét nghiệm máu sau khi tiêm vắc-xin để kiểm tra chuẩn mức độ kháng thể xem việc tiêm phòng có thành công hay không..

Lịch tiêm vắc-xin viêm gan B hai liều cho người lớn

Vắc-xin Heplisav -B (Dynavax) được FDA Hoa Kỳ chấp thuận sử dụng là một loại vắc-xin hai liều được phê duyệt để sử dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. Vắc-xin được tiêm dưới dạng hai liều cách nhau một tháng.

Người lớn trước khi tiêm nên xét nghiệm để kiểm tra xem bản thân đã nhiễm vi-rút viêm gan B hay chưa mới tiêm phòng.


Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B theo hướng dẫn và tuân thủ lịch tiêm chủng.

Tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin viêm gan B

Hơn 1 tỷ liều vắc-xin viêm gan B đã được cung cấp trên toàn thế giới và nó được coi là một trong những vắc-xin an toàn và hiệu quả nhất từng được thực hiện.

Nhiều nghiên cứu về sự an toàn của vắc-xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ và nhiều xã hội y tế khác nhau thực hiện. Kết quả là không có bằng chứng nào được tìm thấy rằng vắc-xin viêm gan B gây ra cái chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDs), tự kỷ, đa xơ cứng hoặc các rối loạn thần kinh khác.

Các tác dụng phụ thường gặp từ vắc-xin viêm gan B có thể bao gồm đau nhức, sưng và đỏ tại chỗ tiêm. Vắc-xin có thể không được khuyến cáo cho những người bị dị ứng nấm men hoặc có tiền sử phản ứng bất lợi với vắc-xin.

Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B ở đâu?

Tại Việt Nam, hiện nay, người dân có thể tìm kiếm và tiêm chủng vắc xin tại:

  • Tại các trạm y tế địa phương trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia;
  • Tại các Trung tâm y tế dự phòng;
  • Viện vệ sinh dịch tễ TƯ;
  • Các bệnh viện công lập và tư nhân được Bộ Y tế cấp phép như Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc..

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Cập nhật: 12/09/2023 hongngochospital
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video