Những điều cần biết về chủng ngừa

Từ khi thuốc chủng ngừa ra đời, mỗi năm nhiều triệu trẻ em trên thế giới đã được cứu sống khỏi các bệnh truyền nhiễm. Ở Việt Nam cũng vậy, nhờ chính sách tiêm chủng mở rộng được áp dụng mà tỉ lệ tử vong của trẻ em càng ngày càng giảm. Do đó hiểu biết về tiêm chủng sẽ giúp ta an tâm và đỡ phải hoang mang vì những biến chứng của nó gây ra.

Tiêm chủng là gì?

Thuốc Priorix (Ảnh: TTO)

Tiêm chủng là tạo ra miễn dịch nhân tạo cho cơ thể bằng cách đưa vào cơ thể văcxin có chứa kháng nguyên (tùy theo bệnh kháng nguyên có thể là virus sống bị bất hoạt, bị giảm độc lực, kháng nguyên tổng hợp, độc tố) để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Cấu tạo của văcxin gồm có:

- Kháng nguyên: có thể là vi khuẩn, virus bị bất hoạt, độc tố, kháng nguyên tổng hợp…

- Chất ổn định: dùng để bảo quản văcxin và ngừa vi khuẩn phát triển.

- Môi trường.

- Kháng nguyên ngoại lai: chiếm tỉ lệ rất nhỏ mà các hãng dược phẩm tìm cách loại trừ, càng có ít trong văcxin càng tốt.

Bản chất kháng nguyên của các loại văcxin:

- Virus giảm độc lực: gồm các loại vaccin trái rạ, quai bị, rubella.

- Virus độc lực: gồm các loại văcxin sởi, bại liệt.

- Virus bất hoạt: văcxin bại liệt

- Vi trùng độc lực: văcxin ngừa lao BCG.

- Vi trùng bất hoạt: văcxin ho gà.

- Polysaccaride: văcxin ngừa bệnh não mô cầu, thương hàn, viêm màng não do H.influenzae.

- Kháng nguyên bề mặt: văcxin ngừa viêm gan siêu vi B.

Các biến chứng có thể gặp khi chủng ngừa

Cũng như tất cả các loại thuốc khác, văcxin cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, tuy nhiên tỉ lệ này rất nhỏ và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhà sản xuất thuốc, qui trình bảo quản và phân phối, kỹ thật tiêm, ống tiêm, cơ địa người được tiêm…

Toàn thân: sốc phản vệ, sốt…

Tại chỗ:

- Abcès chỗ tiêm do nhiễm trùng

- Abcès lạnh tại chỗ tiêm do văcxin bị kết tủa (lúc tiêm không lắc đều).

- Viêm hạch do tiêm văcxin ngừa lao BCG quá liều.

Ngoài ra tùy từng loại văcxin mà có những biến chứng khác nhau như:

- Văcxin ngừa bại liệt có thể gây sốt bại liệt (tỉ lệ từ 1/5 triệu - 1/8 triệu).

- Văcxin ngừa sởi + quai bị + rubella có thể gây phát ban, sốt nhẹ, nổi hạch, sưng khớp (tỉ lệ từ ½ - 1/5 ); viêm não, co giật (rất hiếm).

- Văcxin ngừa lao BCG có thể gây viêm hạch mủ, abcès dưới da (tỉ lệ từ 1 - 2%)…

Chú ‎ý:

- Không được chích văcxin liều kế tiếp nếu bị phản ứng với loại văcxin đó.

- Không chích ngừa nếu đang bị bệnh nặng hoặc trung bình (bác sĩ sẽ khám bệnh kiểm tra trước khi chích ngừa).

Tuy có vài trường hợp tai biến không mong muốn xảy ra gần đây khi chủng ngừa bệnh sởi + quai bị + rubella (văcxin Priorix) mà hiện nay nhà chức trách đang truy tìm nguyên nhân, văcxin vẫn là một vũ khí hữu hiệu trong cuộc chiến chống bệnh tật mà nhờ đó hàng triệu trẻ em được cứu sống hàng năm và chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn chứng tỏ tính ưu việt trong phòng bệnh ban đầu ở nước ta.

BS NGUYỄN ĐÌNH SANG
(Tài liệu tham khảo: Sách Nhi khoa - trường ĐHY Dược TP.HCM)

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video