Những động vật bốc mùi nhất thế giới

Một số loài động vật bốc mùi giống phân hoặc thịt thối để tự vệ hoặc giao tiếp trong thế giới tự nhiên, trong khi số khác lại bốc mùi do chế độ ăn.


Nếu tiếp cận quá gần chồn hôi, nó sẽ phun ra thiol sulfuric, khí có mùi giống hành thối. Không chỉ làm đối phương choáng váng, khí này còn gây ngừng hô hấp và mù tạm thời, đủ thời gian cho con chồn bỏ trốn. Mùi này được sản xuất ở tuyến hậu môn, con chồn có thể bắn thứ mùi khủng khiếp này vào mặt kẻ thù từ khoảng cách hơn 2 m. (Ảnh: Memect)


Chim rẽ quạt xanh sống ở vùng nhiệt đới châu Phi, cũng có mùi hôi giống trứng thối ở đuôi dùng để đe dọa kẻ thù. Loài chim có thể phun dịch giống như phân lỏng vào kẻ thù khi bị tấn công từ khoảng cách 60 cm.


Loài chim biển Fulmars, có họ hàng với chim hải âu, cũng có mùi hôi khủng khiếp. Chúng ăn tất cả mọi thứ, từ cá cho đến rác. Khi bị đe dọa, hoặc có kẻ xâm nhập vào tổ, chúng sẽ phun dịch dạ dày có mùi giống phân lên kẻ thù. Theo BBC, cũng giống chim biển, vịt biển phun phân lỏng khắp tổ và trứng khi bị đe dọa. Ngoài ra, thứ dịch thối này còn có tác dụng bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng và vi khuẩn. Các nhà khoa học tìm thấy 17 hợp chất kháng khuẩn trong dịch phân chim rẽ quạt phun ra, bảo vệ nó khỏi rận, vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, thậm chí cả nấm ăn.


Loài bọ cánh cứng Bombardier chứa hydroquinone (một loại chất tẩy cực mạnh) và hydro peroxit (nước oxi già) ở các khoang riêng biệt trong bụng. Khi bị đe dọa, nó sẽ phun ra hai thứ trên, tạo ra hợp chất nóng đến gần 100 độ C. Nhiệt độ này sẽ làm chết kẻ thù, thậm chí gây đau đớn cho con người. "Loài bọ bombardier cực kỳ đáng sợ", Mark Siddal, chuyên gia viện bảo tàng lịch sử tự nhiên New York, Mỹ nói.


Trong khi một số động vật có khả năng phát mùi, thì con lười lại bốc mùi nhờ kẻ khác. Vào mùa khô, lông của chúng có màu xám xịt, nhưng khi mùa mưa tới, hoặc thời tiết ẩm ướt kéo dài, lông của chúng chuyển màu xanh lục. Đó là do một loại tảo phát triển trên lông của chúng. Theo các nhà khoa học, loại tảo này cung cấp dinh dưỡng thiết yếu hoặc giúp con lười ngụy trang. Điều này giải thích tại sao những con lười thường sống lâu hơn trong điều kiện tự nhiên, so với lười bị nuôi nhốt. Ngoài ra, cơ thể con lười cũng là môi trường sống của bọ cánh cứng và bướm đêm. Bọ Scarab sống dưới lớp lông khuỷu tay và đầu gối con lười, phân của lười cũng xuất hiện ấu trùng bọ cánh cứng. Các nhà khoa học còn tìm thấy 980 loài bọ hung, ba loài ve, 120 ấu trùng bướm đêm trên cơ thể một con lười. Họ kết luận, con lười là một trong số những sinh vật bốc mùi nhất Trái Đất.


Loài chim hoatzin sinh sống ở rừng ngập mặn Amazon và đồng bằng Orinoco Nam Mỹ còn được gọi là "chim bốc mùi". Cơ thể chúng toát ra mùi hôi thối như phân. Đây là loài chim duy nhất trên thế giới chỉ ăn lá cây. Theo các nhà khoa học, chế độ ăn này tạo ra một mùi hôi đặc trưng. Vi khuẩn trong ruột chim phá vỡ vỏ lá, lên men, giải phóng khí hôi.


Cá nhà táng là động vật ăn thịt lớn nhất thế giới. Mỗi ngày, nó ăn khoảng một tấn cá và mực. Khi bị ăn thịt, con mực phun ra chất dịch đen sẫm, chứa chất độc làm tê liệt kẻ thù. Để tự bảo vệ, con cá voi tiết ra một chất sáp. Kết quả, dịch mực và sáp trộn lẫn với nhau, tạo thành những tảng long diên hương được cá nhà táng bài tiết ra ngoài cùng phân. Hai nhà hóa học Pháp Joseph Bienaimé Caventou và Pierre Joseph Pelletier là những người đầu tiên sử dụng long diên hương làm chất nền trong nước hoa.


Linh cẩu thường lang thang trên vùng rộng lớn, đánh dấu lãnh thổ và giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng chất dầu sản sinh ra ở hậu môn, có mùi thối giống phân. Linh cẩu chà xát dầu lên con cùng đàn, hoặc lên lãnh địa của con khác để chiếm lãnh thổ. Mỗi đàn linh cẩu có mùi khác nhau. Khi một con không ở cùng đàn, nó phải tự bôi dầu cho mình, để các thành viên khác nhận ra nó khi trở về.


Gà móng hoang dã
còn được biết đến với biệt danh “loài chim hôi thối” được tìm thấy ở những khu rừng nhiệt đới thuộc châu thổ sông Amazon và Orinoco, Nam Mỹ. Biệt danh này của gà móng hoang dã có được là nhờ hệ thống tiêu hóa của chúng. Loài chim này chỉ ăn lá cây, chúng sử dụng quá trình lên men vi khuẩn ở phần trước của ruột để tiêu hóa thực vật. Do các hợp chất thơm trong lá mà chúng ăn kết hợp với quá trình lên men, gà móng hoang dã tạo ra mùi giống như phân chuồng.


Thú ăn kiến nhỏ
có tên khoa học là Tamandua tetradactyla, chúng là một trong số những loài có mùi hôi nhất trong thế giới động vật. Mùi của chúng gấp từ 4 đến 7 lần mùi của chồn hôi, chúng ta hoàn toàn có thử ngửi thấy mùi của chúng nếu đứng cách xa chúng khoảng 50 mét.


Hiện nay, quỷ Tasmania chỉ được tìm thấy trong tự nhiên ở quốc đảo Tasmania, lục địa Australia. Những sinh vật này có thể tỏa ra mùi rất mạnh khi bị căng thẳng, điều này giúp chúng bảo vệ môi trường sống của chúng, tuy nhiên khi bình tĩnh và thư giãn, chúng không có mùi gì cả.


Cuối cùng, theo BBC, con người là một trong số các động vật nặng mùi nhất thế giới. Mỗi bộ phận cơ thể người toát ra mùi riêng, trong khi con vật chỉ phát ra một loại mùi. Người trưởng thành bài tiết nước, protein, axit amin, ure, amoniac, axit lactic và muối. Những thành phần này có mùi đặc trưng, kết hợp với vi sinh vật sống trên da, tạo thành nhiều mùi khó ngửi. Con người sản sinh ra nhiều hợp chất dễ bay hơi hơn chim và các loài động vật có vú khác. Lúc ngủ dậy, các tuyến hormone hoạt động mạnh, giải phóng ra nhiều hóa chất kết hợp với vi khuẩn, khiến con người có mùi rất khó ngửi. (Ảnh: Universonatural)

Cập nhật: 16/07/2020 Theo VnExpress/tienphong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video