Những dự án biến động vật trở thành vũ khí quân sự

Trong những hướng phát triển vũ khí, nhiều quân đội đã nỗ lực biến các loài động vật thành chiến binh tấn công cảm tử nguy hiểm.

Những dự án bí mật biến động vật thành chiến binh cảm tử trong lịch sử


Một trong những quốc gia đi đầu tham vọng biến động vật thành chiến binh là Mỹ. Trang web Cracked dẫn lời một người cựu huấn luyện các loài động vật có vú cho biết, Hải quân Mỹ từng thực hiện chương trình huấn luyện các loài kình ngư, cá voi sát thủ để mang vũ khí hạt nhân tới bờ biển của kẻ thù. Một cuộc tấn công như vậy là hoàn toàn không thể phát hiện. Mặc dù Chính phủ Mỹ từ chối xác nhận, thực tế điều này hoàn toàn đúng.


Năm 2003, Ma-Rốc đã hỗ trợ cuộc chiến của Mỹ ở Iraq bằng cách cung cấp những con khỉ. Không phải là những con khỉ thường mà là những con khỉ được huấn luyện để phát hiện mìn.


Khi phát hiện ra mìn, những con khỉ sẽ chạy quanh và thét lên để cảnh báo. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã cảm thấy tình hình ở Iraq là đủ nóng với dư luận và không muốn có thêm những làn sóng nữa nên đã từ chối những con khỉ dò mìn.


Nếu năm 1941 là năm đen tối với nước Anh, nó còn đen tối hơn với Liên Xô. Trong tháng 6, Đức xâm lược và nhanh chóng tràn qua các vị trí phòng thủ của Liên Xô. Trong một nỗ lực để chống các cỗ xe tăng, xe bọc thép Đức, Hồng quân đã nghĩ đến việc sử dụng động vật làm chiến binh cảm tử chống tăng .


Theo website Mnn, người ta huấn luyện chó tìm kiếm thức ăn dưới gầm xe tăng. Khi huấn luyện xong, những chú chó bị bỏ đói vài ngày, sau đó được buộc dây an toàn và gắn ngòi nổ rồi cho hướng tới các xe thiết giáp Đức. Khi chó chui vào gầm xe tăng Đức kiếm thức ăn, ngòi nổ chạm vào gầm và kích nổ quả bom.


Kết quả là những chú chó được ghi nhận đã phá hủy khoảng 300 xe tăng Đức nhưng cũng phá hủy một số xe tăng Nga. Điều đó cũng dẫn tới việc người Đức tàn sát những chó ở các nước Đông Âu.


Năm 1941, người Đức đã chinh phục nửa châu Âu, Không quân Đức gầm rú trên bầu trời London và tàu chiến của Đức gây thiệt hại khủng khiếp cho các tuyến vận tải của Đồng Minh. Người Anh bị cô lập từ mọi phía, buộc họ phải tìm mọi cách để phản kích.


Vào lúc đó, người Anh đã đặt ra ý tưởng dùng bom chuột. Thực chất đây là những con chuột nhồi thuốc nổ để thả đến các nguồn cung cấp than của Đức. Người ta hy vọng chuột sẽ bị xúc vào nồi hơi cùng với than, khi đó nhiệt sẽ kích nổ bom. Nếu thành công, thiệt hại cho cơ sở hạ tầng của Đức sẽ khá lớn.


Con người từ lâu đã cố gắng sử dụng các loài chim vào mục đích quân sự. Nhưng ý tưởng sử dụng loài chim cho mục đích quân sự chỉ thật sự đạt được tiềm năng vào những năm cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2 khi Mỹ ý định dùng dơi mang bom để tấn công Nhật.


Các nhà thiết kế dự án dự định rằng, mỗi con dơi được gắn một lượng nổ ở chân. Sau đó họ đóng gói những quả “bom dơi” này và cho lên máy bay mang thả và mục tiêu. Họ tính toán thời gian đủ cho rơi đã tìm được nơi trú ngụ trong các cơ quan, nhà cửa dân cư để hẹn giờ nổ.


Chiến tranh Thế giới thứ 2 là thời kỳ hoàng kim của các máy bay ném bom bổ nhào. Nó được sử dụng để tấn công các mục tiêu có giá trị cao như tàu thuyền. Nhưng ngay cả các phi công giàu kinh nghiệm cũng không phải luôn thành công. Làm thế nào để cải thiện độ chính xác của việc ném bom.


Cơ quan tiền thân của CIA đã nghĩ đến việc sử dụng mèo để định hướng quả bom. Dựa trên nguyên lý con mèo rất ghét nước, họ nghĩ rằng nếu thả con mèo trong vùng lân cận của một con tàu, theo bản năng mèo sẽ bơi về phía tàu để tránh bị ướt.


Việc làm sao để con mèo nặng vài kg có thể kéo được quả bom nặng hàng tạ không thấy nói đến nhưng dự án đã thất bại. Có vẻ như mèo có xu hướng mất ý thức khi bị ném mạnh về phía dưới cùng với quả bom nên dự án đã thất bại.

Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video