Nhà thiên văn học Almuneda Prieto, thuộc Max-Planck Institute de Heidelberg cho biết: “Đây có lẽ là lần đầu tiên chúng ta có được một hình ảnh cụ thể về quá trình dẫn chất liệu từ thân của dải Thiên Hà tới tận tâm trong cùng của nó”. Với các hình ảnh rõ nét chỉ cách trái đất khoảng 30 năm ánh sáng, chúng ta có thể quan sát các dòng khí và bụi trải dài từ vòng trong của các ngôi sao trẻ cho tới cạnh lỗ đen.
Mặc dù tâm của NGC 1097 chỉ phát ra ánh sáng rất mờ, chứng tỏ sức hút của lỗ đen trung tâm không mạnh lắm, song các nhà thiên văn học vẫn cho rằng các dòng khí này có thể nuốt chửng cả một con quái vật.
NGC 1097 là một mục tiêu lý tưởng trong nghiên cứu của các nhà khoa học. Cách trái đất khoảng 45 triệu năm ánh sáng, nằm trong chòm sao nam cực Fourneau, nó có thể quan sát trực diện và cũng tương đối sáng. Độ sáng của nó đạt mức 9,5, điều này cho phép quan sát bằng các kính viễn vọng loại nhỏ của những nhà nghiên cứu không chuyên.