Những hòn đá đen chạm khắc bí ẩn ở Peru

Những hòn đá đen bóng mô tả ca phẫu thuật não, cấy ghép tim, mổ đẻ, tìm thấy ở Peru có thể là bằng chứng còn sót lại của nền văn minh tiên tiến bị Đại hồng thủy xóa sổ.


Theo Epoch Times, hơn 50.000 hòn đá chạm khắc bí ẩn được tìm thấy xung quanh vùng sa mạc ở Ica, Peru. Trong số đó, khoảng 20.000 hòn đá đang nằm trong bảo tàng tư nhân của tiến sĩ Javier Cabrera tại Plaza de Armas, phía nam thủ đô Lima. (Ảnh: Brattarb).


Cabrera qua đời vài năm trước đây, nhưng con gái của ông là Eugenia vẫn duy trì hoạt động của bảo tàng, sẵn sàng mở cửa đón du khách đến tham quan. (Ảnh: Eugenia Cabrera).


Những hòn đá này mang nhiều kích thước khác nhau, có thể đặt vừa lòng bàn tay hoặc thậm chí cao tới một mét. Chúng có tỷ trọng nặng hơn nhiều so với các loại đá thông thường. Mỗi hòn đá bao gồm hai lớp: lớp đá bazan màu đen ở trong và một lớp đá andesite màu đen bóng, phủ bên ngoài. (Ảnh: Eugenia Cabrera).


Các hòn đá được chạm khắc những hình vẽ phức tạp với độ chính xác đáng kinh ngạc, mô tả cuộc sống của người cổ đại.

Nhiều người tin rằng Galileo Galilei phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1609. Tuy nhiên, một hòn đá được cho là có niên đại từ 65 triệu năm trước lại khắc họa một người đang cầm chiếc kính viễn vọng quan sát sao chổi. (Ảnh: Eugenia Cabrera).


Hình vẽ trên hòn đá cho thấy khủng long đang ăn thịt người, khiến chúng ta nghĩ rằng con người có mặt trên Trái Đất từ thời đại của khủng long, cách đây 65 triệu năm. (Ảnh: Eugenia Cabrera).


Hòn đá này dường như mô tả một người đang lấy não bệnh nhân, kết nối nó với thiết bị đặc biệt để tránh chết não. (Ảnh: Brattarb).


Hòn đá mô tả chi tiết một ca cấy ghép tim. (Ảnh: Brattarb).


Hình chạm khắc cho thấy cảnh tượng mổ đẻ cho người phụ nữ mang thai. (Ảnh: Brattarb).


Trong khi nhiều người cho rằng những hòn đá Ica là giả mạo, tiến sĩ Dennis Swift, nhà nghiên cứu khảo cổ học thuộc Đại học New Mexico, Mỹ, viết cuốn sách với tựa đề "Bí mật về hòn đá Ica và hình vẽ Nazca", trong đó nêu ra bằng chứng cho thấy những hòn đá Ica có niên đại từ thời tiền Columbus.

Theo Swift, vào thập niên 1960, giới khoa học tin rằng khủng long kéo lê đuôi khi bước đi, trong khi đó hòn đá lại miêu tả khủng long vểnh đuôi lên. Đây là một trong những lý do khiến chúng bị xem là giả mạo và thiếu chính xác. Nhưng các nghiên cứu sau này cho thấy, khủng long vểnh đuôi lên khi bước đi, giống như mô tả trên hòn đá. (Ảnh: Graham Hancock).


Giới khoa học hiện chưa biết rõ nguồn gốc của những hòn đá, nhưng Cabrera tin rằng người xưa tạo nên chúng để lưu trữ kiến thức và truyền lại cho thế hệ sau.

Theo Cabrera, một nền văn minh từng tồn tại trong khu vực Ica có hiểu biết tiên tiến về thiên văn, vật lý và y học. Họ biến mất sau trận Đại hồng thủy phá hủy gần như mọi thứ trên Trái Đất. (Ảnh: Eugenia Cabrera).

Cập nhật: 09/05/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video