Những kỷ lục về giải thưởng Nobel

Bức họa chân dung Alfred Bernhard Nobel
(Ảnh: starmedia)

Năm 1895, nhà bác học người Thuỵ Điển Alfred Bernhard Nobel lập di chúc nêu rõ: toàn bộ gia sản ông để lại trị giá gần 70 triệu cuaron Thụy Điển sẽ được lập thành quỹ cho một loại giải thưởng hàng năm mang tên ông, để trao cho "những ai, trong năm trước, được đánh giá có đóng góp thiết thực nhất cho nhân loại".

Sau khi A. B. Nobel qua đời ngày 10-12-1896, theo nguyện ước của ông, Tổ chức Giải thưởng Nobel được thành lập năm 1900.

Giải thưởng Nobel đầu tiên được trao vào năm 1901.

Các giải thưởng Nobel được quyết định trao vào giữa tháng 10 hàng năm và Lễ trao huy chương và tấm séc diễn ra vào ngày 10-12 cùng năm, ngày kỷ niệm Nhà bác học A. B. Nobel qua đời.

Theo quy định, Giải thưởng Nobel được trao cho những nhà vật lý, nhà hoá học, thầy thuốc, nhà văn và những nhà hoạt động vì hoà bình được Hội đồng giải thưởng Nobel coi là lỗi lạc nhất thế giới trong năm.

Đến nay, Tổ chức giải thưởng Nobel đã có lịch sử 106 năm (1900-2006). Trong 106 năm qua, giải thưởng Nobel đã có nhiều kỷ lục được xác lập.

Những nhà khoa học trẻ tuổi đoạt giải thưởng Nobel (cho từng môn):

- Giải thưởng Nobel Vật lý:

+ William Lawrence Bragg, 25 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 1915);
+ Marie Curie Sklodowska, 36 tuổi (đoạt Giải thưởng Nobel Vật lý năm 1903).

- Giải thưởng Nobel Sinh học và Y học:

+ Frederick Grant Banting, 32 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học năm 1923).

- Giải thưởng Nobel Hoá học:

+ Koichi Tanaka, 33 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Hóa học năm 2000);
+ Frédéric Joliot, 35 tuổi và Irène Curie Joliot, 38 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Hóa học năm 1935).

- Giải thưởng Nobel Hòa bình:

+ Rigoberta Menchu Tum, 33 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1992).

- Giải thưởng Nobel Văn học:

+ Rudyard Kipling 42, tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1907).

Những nhà khoa học cao tuổi đoạt giải thưởng Nobel (cho từng môn):

- Giải thưởng Nobel Sinh học và Y học:

+ Francis Peyton Rous, 87 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học năm 1966);
+ Karl von Frisch, 87 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học năm 1973).

- Giải thưởng Nobel Vật lý:

+ Vitaly L. Ginzburg, 87 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 2003);
+ Pyotr L. Kapitsa, 84 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 1978).

- Giải thưởng Nobel Hòa bình:

+ Ferdinand Buisson, 86 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1927).

- Giải thưởng Nobel Văn học:

+ Theodor Mommsen 85 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1902).

- Giải thưởng Nobel Hóa học:

+ Charles J. Perdersen, 83 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Hóa học năm 1987).

Tuổi trung bình của các nhà khoa học đoạt giải thưởng Nobel (cho từng môn):

- Giải thưởng Nobel Hóa học: Trung bình 54,24 tuổi

- Giải thưởng Nobel Văn học: Trung bình 63,68 tuổi

- Giải thưởng Nobel Hòa bình: Trung bình 62,31 tuổi

- Giải thưởng Nobel Sinh học và Y học: Trung bình 55,88 tuổi

- Giải thưởng Nobel Vật lý: Trung bình 51,22 tuổi

* Trung bình tổng cộng cho tất cả các môn: 57,46 tuổi

Những đôi vợ chồng đoạt nhiều giải thưởng Nobel

Nhà nữ khoa học Marie Curie đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1903) và giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1911) - (Ảnh: achievement.org)

- Gia đình Curie: Nhà khoa học Pierre Curie và vợ là nhà khoa học Marie Curie đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1903).

- Gia đình Joliot: Nhà khoa học Frédéric Joliot và vợ là nhà khoa học Irène (con gái của Pierre và Marie Curie) đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1935).

- Gia đình Ferdinand: Nhà khoa học Karl Ferdinand và vợ là nhà khoa học Gerty Theresa đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1947).

- Gia đình Myrdal: Nhà khoa học Gunnar Myrdal đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế (năm 1974) và vợ là nhà khoa học Alva Myrdal đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1982).

Những nhà khoa học và con rể đoạt giải thưởng Nobel:

- Nhà nữ khoa học Marie Curie đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1903), giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1911) và con rể là nhà khoa học Frédéric Joliot đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1935).

- Nhà khoa học Heinrich Wieland đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1927) và con rể là nhà khoa học Feodor Lynen đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1964).

- Nhà khoa học John Howars Northrop đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1946) và con rể là nhà khoa học Frederic Chapman Robbins đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1954).

- Nhà khoa học Peyton Rous đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1966) và con rể là nhà khoa học Alan Hodgkin đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1963).

Anh em đoạt giải thưởng Nobel:

Nhà khoa học Jan Tinbergen đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế (năm 1969) và em trai là nhà khoa học Nikolaas Tinberge đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1973).

Cha và con, mẹ và con cùng đoạt giải thưởng Nobel:

- Gia đình Thomson: Nhà khoa học Joseph Thomson đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1906) và con là nhà khoa học George Paget Thomson đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1937).

- Gia đình Curie: Nhà nữ khoa học Marie Curie đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1911) và con là nhà khoa học Irène Curie đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1935).

- Gia đình Bragg: Nhà khoa học William Henry Bragg và con là nhà khoa học William Lawrence Bragg cùng đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1915).

- Gia đình Bohr: Nhà khoa học Niels Bohr đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1922) và con là nhà khoa học Aage Bohr đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1975).

- Gia đình Siegbahn: Nhà khoa học Mann Siegbahn đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1924) và con là nhà khoa học Kai Siegbahn đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1981).

- Gia đình Euler: Nhà khoa học Hans von Euler - Chelpin đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1929) và con là nhà khoa học Ulf von Euler đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1970).

- Gia đình Kornberg: Nhà khoa học Arthur Kornberg đoạt giải thưởng Nobel Y học (năm 1959) và con trai là nhà khoa học Roger Kornberg đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 2006).

Những nhà khoa học 2 lần đoạt giải thưởng Nobel:

- Marie Curie:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1903) cùng với chồng Pierre Curie và H. Becquerel.
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1911).

- Linus Pauling:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1954)
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1962).

- John Bardeen:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1956) cùng với W. H. Brattain và W. Shokley.
+ Đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1972) cùng với L. Cooper và J. R. Schrieffer.

- Frederic Sanger:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1958)
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1980) cùng với W. Gilbert.

Các tổ chức quốc tế đoạt giải thưởng Nobel:

- Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1917);
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1944);
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1963).

- Cơ quan Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1954);
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1981).

Những người đoạt giải thưởng Nobel nhưng không nhận:

+ Nhà văn Jean Paul Sartre, đoạt giải thưởng Nobel Văn học (năm 1964).

+ Ông Lê Đức Thọ, đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1973).

+ Nhà văn Boris Pasternak, đoạt giải thưởng Nobel Văn học (năm 1958).

Theo TTXVN, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video