Những kỷ lục về thời tiết trong lịch sử loài người

Theo thống kê của tổ chức Khí tượng thế giới World Meteorological Organization (WMO), hãy cùng CNN điểm lại những thời điểm “nhất” về khí hậu trên thế giới.

Nhiệt độ thấp nhất

Theo WMO, nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận là -89.2 độ C vào ngày 21 tháng 7 năm 1983 ở Vostok, Nam Cực. Tuy nhiên, không lâu sau cũng trong năm đó, nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận lại là -128.5 độ C.

Ở độ cao 3420 mét, khu vực này gần như không bao giờ nhận được ánh nắng mặt trời, thời tiết quanh năm giá lạnh.

Nhiệt độ cao nhất

Với nhiệt độ trung bình là 46.7 độ C vào tháng 7, mùa hè ở Thung lũng Chết ở California có thể “nướng” được bánh mỳ.

Theo WMO, thời điểm nóng nhất là vào mùa hè năm 1913 đã được đưa vào sách kỷ lục với nhiệt độ được ghi nhận là 56,7 độ C.

Lượng mưa lớn nhất trong 1 phút

Kỷ lục này đã thuộc về vùng Unionville, Maryland. Vào ngày 4 tháng 7 năm 1956, chỉ trong vòng 1 phút, lượng nước mưa đã dâng cao 1,22 inch (tương đương 31,2 mm).

Trong khi đó, ở Hồng Kông, nếu lượng mưa vượt quá 70 mm (2,75 inch) trong một giờ thì cơn mưa đó sẽ được cảnh báo là cơn mưa “đen” hết sức nghiêm trọng. Điều này cho thấy đợt mưa “siêu đen” ở Maryland khủng khiếp đến mức độ như thế nào.

Lượng mưa lớn nhất trong 24h

Tuy cơn mưa đen ở Maryland đạt kỷ lục về lượng mưa lớn nhất trong một phút nhưng nó chưa phải là cơn mưa có lượng mưa cao nhất trong một ngày. Kỷ lục này sảy ra ở Cyclone Denise, Foc-Foc, La Réunion, một hòn đảo ở nam Ấn Độ Dương. Trong vòng 24h từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 1 năm 1966, hòn đảo này đã bị ngập sâu hơn 1km khi lượng nước mưa dâng lên 1825 mét (71.8 inches)

Mưa đá nặng nhất

Trận mưa đá nặng nhất được ghi nhận trong một cơn bão lớn ở Gopalganj, Bangladesh vào ngày 14 tháng 4 năm 1986. Cơn bão đã giết chết 92 người và mang theo những hạt mưa đá có trọng lượng 1,02 kg.

Thời gian khô hạn dài nhất

Thời gian khô hạn dài nhất trong lịch sử được tính bằng năm. Không có một giọt mưa nào ở Arica, Chile, trong vòng hơn 14 năm, từ tháng 10 năm 1903 đến tháng 1 năm 1918 - tổng cộng 173 tháng.

Mạch nước lạnh phun trào cao nhất

Nằm ở Andernach, Đức, mạch nước lạnh Andernach có độ sâu hơn 350m thường phun nước lên cao từ 30m đến 60m. Lần phun trào cao nhất đạt 61,5 m (201,7 feet), được ghi lại trên 19 tháng 9 năm 2002.

Mạch nước phun nước lạnh khác với mạch nước phun nước nóng tự nhiên. Đây là hiện tượng nước ngầm lạnh phun trào lên từ một giếng khoan.

Con đường lạnh nhất

Đường cao tốc Kolyma (M56) ở Nga là con đường lạnh nhất trên Trái đất - nhiệt độ đã có lần giảm xuống -67,7 độ C.

Một đoạn đường dài 2,031 km trên đường cao tốc này được gọi là “con đường của những khúc xương” để tưởng nhớ các tù nhân ở trại lao động Sewostlag đã chết trong khi xây dựng đường vì thời tiết khắc nghiệt.

Nơi có nhiệt độ thấp nhất có người sinh sống

Đó là làng Oymyakon Siberia, một ngôi làng ở Nga. Nhiệt độ đã có lần giảm xuống -68 độ C vào năm 1933, tương đương với nhiệt độ ở Nam Cực.

Cập nhật: 16/08/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video