Có những tiên đoán tưởng chừng như chỉ xuất hiện trong những bộ phim khoa học viễn tưởng tại thời điểm nó được công bố, nhưng môt thời gian sau chúng lại khiến loài người “sửng sốt” khi những tiên đoán đó trở thành sự thật.
Dưới đây những tiên đoán ấn tượng nhất trong lịch sử loài người
Vào những năm 1660: một ngày nào đó con người sẽ cấy ghép các cơ quan trong cơ thể từ người này sang người khác.
Trong một danh sách viết tay từ những năm 1660, Robert Boyle đã liệt kê một loạt những dự đoán về tương lai sẽ xảy ra trong đó có nói về việc điều trị bệnh bằng phương pháp cấy ghép. Chuyện huyễn tưởng ấy trở thành hiện thực lần đầu tiên vào năm 1967, khi bác sĩ người Nam Phi C.Barnard cấy ghép thành công trái tim của một người mới chết cho người khác. Sau đó, Y học lần lượt thành công trong việc ghép tay, tuỵ, da, buồng trứng. Giờ đây các bác sĩ đang hy vọng ghép tế bào não để chữa bệnh đãng trí cho người già như đã thay thế cho một số bộ phận của động vật cho người bệnh.
Năm 1863: khi chỉ có 60 nguyên tố hóa học được biết đến, một nhà hóa học người Nga đã thiết kế môt bảng tuần hoàn dự đoán về cân nặng và tính chất hơn 40 nguyên tố còn thiếu một cách hoàn hảo.
Dmitri Mendeleev, một nhà hóa học người Nga vào cuối thế kỷ 19 đã dự đoán về một bản nguyên tố hóa học gần như hoàn hảo. Khi ông bắt đầu nghiên cứu của mình vào năm 1863, thì các nhà khoa học thời đó chỉ biết đến sự tồn tại của 60 nguyên tố.
Bằng việc sắp xếp các nguyên tố theocân nặng nguyên tử và các tính chất hoá học của chúng, ông nhận thấy các mẫu hình dẫn ông tới ý tưởng Bảng tuần hoàn.
Năm 1865: Jules Verne dự đoán về tàu vũ trụ Apollo đặt chân lên mặt trăng
Vào năm 1865, hơn 100 năm trước khi tàu Apollo 11 cất cánh, Jules Verne đã viết về chuyến đi đầu tiên của loài người lên mặt trăng trong một cuốn truyện ngắn có nhan đề “Từ Trái đất lên Mặt trăng”. Thậm chí ông còn biết con tàu vụ trụ này được phóng lên từ Florida, tên của con tàu, số phi hành gia và cảm nhận trong môi trường không trọng lượng mà họ sẽ phải trải qua.
Năm1898: một truyện ngắn đã dự đoán về việc chìm tàu Titanic.
Năm 1898, tiểu thuyết "Sự phù phiếm" của tác giả Morgan Robertson đã kể về cái chết của một con tàu. Tác giả đã đặt tên con tàu là “Titan”, bối cảnh câu chuyện xảy ra trước khi xảy ra vụ chìm tàu Titanic 14 năm. Tháng 4 năm 1912, sau vụ chìm tàu Titanic bi thảm, người ta mới phát hiện ra thảm kịch tàu Titanic và cốt truyện có nhiều điểm trùng khớp đến kỳ lạ.
Ngoài sự trùng hợp về cái tên mà ai cũng có thể nhận thấy, cả 2 con tàu, một ngoài đời, một trong tiểu thuyết đều được cho là không thể chìm được, đều bị va đập vào băng trôi, và thậm chí đến những chi tiết thiết kế nhất định (kích thước, tốc độ, trọng lượng nước rẽ) của 2 con tàu cũng gần như y hệt.
Năm 1909: Nikola Tesla đã dự đoán về những thiết bị không dây cá nhân.
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ The New York Times vào năm 1909, Nikola Tesla đã dự đoán: con người sẽ sớm chuyển được những tin nhắn không dây trên toàn cầu chỉ bằng những thiết bị cá nhân của họ.
Năm 1914: H.G. Wells dự đoán về bom nguyên tử
Thế giới tự do (World set free) là cuốn tiểu thuyết của nhà văn H. G. Wells, một trong những tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng nổi tiếng nhất trong lịch sử. Thế giới tự do được xuất bản năm 1914 và những lời tựa của tác giả Wells rằng, bất cứ người nào có óc suy luận trên thế giới cũng đều biết rằng, châu Âu sắp chìm vào trong một cuộc chiến tranh toàn cầu.
Cuốn tiểu thuyết được xem là nỗ lực của nhà văn để cất lên tiếng kêu chung của nhân loại về nỗi khiếp sợ chiến tranh, với phát minh ra bom nguyên tử. Thật khó tin khi ngay cả khi giới khoa học thế giới còn chưa khai sinh ra bom nguyên tử, nhà văn Wells đã gọi nó bằng cái tên chính xác mà sau này người ta sẽ gọi nó trong cuốn tiểu thuyết của mình.
Chưa hết, ngay cả khi Wells hay thậm chí bất cứ ai khác trên thế giới còn chưa hình dung nổi bất cứ điều gì về một vụ nổ bom nguyên tử sẽ diễn ra như thế nào cho tới năm 1945 thì nhà văn này đã mô tả trong tiểu thuyết của mình rằng, thay vì công phá với toàn bộ năng lượng ngay lập tức, bom nguyên tử sẽ tác động trong một thời gian dài, biến một vùng trù phú rộng lớn thành mảnh đất chết.
Năm 1987: Roger Ebert dự đoán dịch vụ trực tuyến về video và truyền hình theo yêu cầu Netflix và Hulu. “Chúng ta sẽ có những TV màn hình rộng, chất lượng cao và có thể đặt những bộ phim mà chúng ta muốn”, Roger Ebert đã phát biểu vào năm 1987 trong suốt cuộc phỏng vấn với tờ Omni Magazine.
Năm 1988: Isaac Asimov dự đoán con người sẽ sử dụng Internet để học.
Trong suốt cuộc phỏng vấn với Bill Moyers vào năm 1988, tác giả khoa học viễn tưởng Isaac Asimov đã dự đoán về Internet, cụ thể hơn đó là cách như thế nào sinh viên tận dụng lợi ích từ việc truy cập thông tin toàn cầu. Asimov đã cho rằng thông qua máy tính, chúng ta có thể truy cập vào “những thư viện được kết nối”. Thực vậy, ngày nay việc sử dụng internet phục vụ nhu cầu học tập đã trở nên rất phổ biến.
Năm 1993: một chiến dịch quảng cáo của nhà mạng AT&T dự đoán về sự xuất hiện của những máy tính bảng.
Vào năm 1993, nhà mạng của Mỹ AT&T đã cho ra đời một chiến dịch quảng cáo có tên "You Will". Những hình ảnh về một thiết bị trong quảng cáo này trông giống hệt như những máy tính bảng xuất hiện sau đó 20 năm.