Những loài ếch kỳ lạ trên thế giới

Ngoài khả năng nuốt thức ăn với sự hỗ trợ của đôi mắt, một số loài ếch còn có đặc điểm kỳ lạ như đưa con ra từ miệng hay đẻ trực tiếp ra nòng nọc thay vì trứng.

Nuốt thức ăn với sự hỗ trợ của mắt

Theo Christopher Raxworthy, nhà nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ, nhiều loài ếch có thể nuốt thức ăn bằng đôi mắt. "Khi giữ con mồi trong miệng, chúng sẽ kéo phần nhãn cầu xuống để tạo lực đẩy thức ăn xuống cổ họng", Raxworthy nói.

Ếch khổng lồ

Goliath là loài ếch lớn nhất thế giới. Một con ếch có thể phát triển chiều dài 38cm và nặng 3,2kg. Đây là loài sống nhiều ở các khu rừng cận xích đạo của Tây Phi.


Ếch Goliath ở vùng đầm lầy Tây Phi là loài ếch lớn nhất thế giới. Chúng nặng tới 3kg và có kích cỡ của một chú chó con. (Ảnh: Listverse)

Đẻ con bằng miệng

Ấp trứng bằng dạ dày là đặc điểm khác thường của ếch thuộc giống Rheobatrachus ở Australia. Ếch cái đẻ trứng như bình thường, sau đó con đực giải phóng tinh trùng lên trứng để thụ tinh. Tuy nhiên lúc này, con cái sẽ nuốt toàn bộ trứng đã thụ tinh vào bụng và ngưng hoạt động của enzyme phân hủy thức ăn trong dạ dày. Nòng nọc phát triển trong dạ dày và ếch mẹ sẽ đẻ con ra bằng đường miệng.

Theo các nhà khoa học, hai loài ếch có khả năng sinh sản đặc biệt này đã tuyệt chủng từ giữa những năm 1980.

Lớn trên lưng mẹ

Pipa pipa có hình dạng dẹt như những chiếc bánh kếp và sống hoàn toàn trong nước. Sau khi con cái đẻ trứng, con đực giải phóng tinh trùng để thụ tinh. Trứng sau đó sẽ bám vào phần mô xốp trên lưng mẹ và phát triển tại đó. Khi trưởng thành, những con cóc sẽ nhảy ra khỏi lưng mẹ.

Đẻ nòng nọc


Con đực (trái) và con cái thuộc loài ếch Limnonectes larvaepartus mới được phát hiện ở đảo Sulawesi, Indonesia. (Ảnh: Reuters)

Hầu hết các loài ếch đều thụ tinh ngoài. Khi giao phối, con đực giải phóng tinh trùng và thụ tinh với trứng từ con cái. Trứng ếch sẽ phát triển qua giai đoạn nòng nọc (ấu trùng của ếch chưa trưởng thành) ở dưới nước và dần biến đổi thành ếch trưởng thành.

Trong khi đó, những con ếch Limnonectes larvaepartus sống trong rừng mưa ở đảo Sulawesi, Indonesia, được coi là loài duy nhất trong tự nhiên đẻ trực tiếp ra nòng nọc thay vì trứng.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video