Những lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi phòng sốt xuất huyết

Một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng dịch sốt xuất huyết là phun thuốc diệt muỗi. Thuốc phun diệt muỗi được sử dụng là loại thuốc đã qua thử nghiệm cho kết quả an toàn, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chất lượng đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Máy để phun chuyên dụng cũng là loại máy tốt nhất hiện nay được nhập khẩu từ Đức.

1. Các loại thuốc diệt muỗi

Các sản phẩm thuốc diệt côn trùng hiện nay gồm ba nhóm:

  • Nhóm có gốc clo hữu cơ
  • Nhóm có gốc phốt pho hữu cơ
  • Nhóm có gốc Pyrethrin

Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế cấp phép sử dụng là nhóm Pyrethrine - thuốc thuộc thế hệ mới nhất, là thuốc hàng đầu và đã qua thử nghiệm ở cả 3 miền của Việt Nam cho kết quả an toàn. Hiện các nước trên Thế giới cũng đang sử dụng loại thuốc này.

Thuốc xịt muỗi nhóm 1 và 2 đã bị cấm sử dụng do độc hại. Người dùng có thể bị nhiễm độc nếu không mang khẩu trang, bị dị ứng da, chảy nước mắt, ngứa, hắt hơi, khó thở.

2. Kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi


Phun thuốc xịt muỗi là phun với một lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa

Phun thuốc xịt muỗi là phun với một lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa. Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian, nên không lo ngại việc thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vài giờ sau khi phun lượng hóa chất khuếch tán hết trong không gian nên thuốc phun chỉ diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm vi rút truyền bệnh sốt xuất huyết ở thời điểm phun, chứ không duy trì được lâu dài, mãi mãi. Chính vì vậy, khi lượng hóa chất đã hết trong không khí, nếu môi trường xung quanh hoặc ở các hộ dân khác vẫn tồn tại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết thì muỗi này vẫn có thể tiếp tục bay vào nhà, đốt người. Và như vậy, nguy cơ mắc sốt xuất huyết vẫn có thể xảy ra.

Trong quá trình phun thuốc diệt muỗi, nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình sẽ không diệt được muỗi. Hơn nữa, nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc, người dùng bị dị ứng thuốc phun muỗi do không rõ cách sử dụng hoàn toàn có thể xảy ra.

Không tự ý mua thuốc phun muỗi về pha và phun cho nhà mình vì nếu người dân dùng thuốc tùy tiện, không đúng liều lượng, dùng trong một thời gian quá dài... sẽ dẫn tới tình trạng côn trùng kháng thuốc, đồng thời còn ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của gia đình.

Nếu có dịch thì phải phun hóa chất 2 lần cách nhau 7-10 ngày để tiêu diệt muỗi, hóa chất không tồn lưu nên sau phun một tuần sẽ có hiện tượng muỗi trong nhà.

Phun hóa chất tiêu diệt muỗi chỉ có tính thời điểm để dập dịch sốt xuất huyết, là biện pháp ngắn hạn cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là tìm diệt các ổ bọ gậy, nơi loăng quăng tồn tại, việc phòng chống bệnh mới bền vững

3. Những lưu ý khi phun thuốc xịt muỗi


Tạm rời khỏi nhà và khu vực phun thuốc ít nhất 30 phút để thuốc khô và tránh hít phải hơi thuốc.

Các gia đình có nhu cầu phun thuốc nên đến các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế phường hoặc gọi điện thoại đến đường dây nóng của Sở Y tế để được tư vấn đầy đủ. Thông thường, các loại thuốc diệt muỗi không có mùi hoặc có mùi hắc nhẹ. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như đảm bảo hiệu quả của việc phun thuốc diệt muỗi, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Trước khi phun thuốc diệt muỗi: Chủ động mở tất cả các cửa ra vào, kể cả cửa sổ để không khí lưu thông. Che đậy kỹ càng thực phẩm, đậy kín các dụng cụ chứa nước, dọn dẹp gọn gàng đồ dùng. Di chuyển vật nuôi ra khỏi nơi phun thuốc.
  • Trong khi phun thuốc: Tạm rời khỏi nhà và khu vực phun thuốc ít nhất 30 phút để thuốc khô và tránh hít phải hơi thuốc. Tuyệt đối không đi theo sau nhân viên phun thuốc. Đối với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch nên ở ngoài từ 1 - 2 giờ rồi mới vào nhà.
  • Sau khi phun thuốc: Lau dọn lại nhà cửa, đồ dùng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối, các sinh hoạt sau đó diễn ra bình thường.

Nên phun hóa chất vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối. Phun hóa chất diệt muỗi có hiệu quả cao nhất khi chúng ta phun vào những thời điểm trên với điều kiện thời tiết không mưa, ít gió. Tuy nhiên, để phù hợp với thời gian sinh hoạt của hộ gia đình và yêu cầu cấp bách của việc phòng chống dịch, ngành y tế có thể phun hóa chất trong những khoảng thời gian dài hơn.

Bên cạnh đó, nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi ở phạm vi một gia đình trong khi hàng xóm không xịt thuốc thì tác dụng sẽ rất ít. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi phun xịt thuốc, muỗi từ bên ngoài lại bay vào nhà.

Ngoài việc phun hóa chất diệt muỗi thì người dân cần tích cực tham gia phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh bằng cách tìm diệt loăng quăng/bọ gậy, đậy kín các dụng cụ chứa nước, loại bỏ phế liệu.

Thực hiện các biện pháp tránh muỗi đốt như mặc quần áo dài tay, mắc màn khi ngủ, dùng kem xua muỗi. Khi bị sốt và có các biểu hiện của sốt xuất huyết, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Cập nhật: 09/08/2019 Theo vinmec
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video