Những mỹ phẩm kịch độc thời Trung cổ

Chì và asen là những chất cực độc nhưng lại được phụ nữ dùng phổ biến để làm đẹp ở thời cổ đại.

Trong hàng nghìn năm qua, các loại mỹ phẩm như son môi, chì kẻ mắt, phấn nền được phụ nữ trên toàn thế giới yêu thích, nhưng các sản phẩm làm đẹp này từng được sản xuất từ những thành phần cực độc, theo National Geographic.

Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng với đôi mắt được kẻ đậm, nhưng bà không phải là người Ai Cập cổ đại duy nhất trang điểm kiểu này. Hầu hết đàn ông và phụ nữ ở Ai Cập cổ đại đều kẻ mắt màu đen hoặc xanh lá cây. Ngoài tác dụng bảo vệ mắt khỏi ánh nắng Mặt Trời, cách trang điểm này còn được cho là giúp họ tránh khỏi bệnh tật.

Mỹ phẩm chứa chì


Phụ nữ Anh thời Trung cổ thích đánh mặt trắng bằng phấn làm từ chì. (Ảnh minh họa: Wordpresss).

Loại bột màu đen mà người Ai Cập sử dụng để kẻ mắt có chứa muối chì. Năm 2010, các nhà nghiên cứu tại Pháp kết luận các muối này giúp tăng lượng oxit nitric ở người sử dụng, do đó thúc đẩy hệ thống miễn dịch của họ và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng mắt.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy ở thời cổ đại, phần lớn người Ai Cập không sống qua tuổi 30. Nếu họ sống lâu như con người ngày nay, thời gian tiếp xúc với chì cũng sẽ khiến họ gặp các vấn đề về sức khỏe, nhà dịch tễ học Jennifer Weuve cho biết trên tạp chí Science.

Phụ nữ thời La Mã sử dụng phấn pha chì để làm trắng khuôn mặt. Vào thế kỷ 16, giới quý tộc Anh cũng chuộng cách trang điểm tương tự. Một trong những người nổi tiếng nhất từng sử dụng chì để trang điểm là Nữ hoàng Elizabeth I. Bà thường xuyên phủ loại phấn này lên mặt để che những vết sẹo đậu mùa của mình.

Hỗn hợp chì và giấm mà Nữ hoàng Elizabeth sử dụng được gọi là chất bạch diên Venetian, hoặc "linh hồn của sao Thổ". Nó có thể giúp da mặt phụ nữ trở nên nhẵn mịn, nhưng nhiễm độc chì khiến nạn nhân bị mất màu da, rụng tóc và mục răng.

Asen là một chất độc nguy hiểm nhưng vẫn được dùng phổ biến để trang điểm dưới thời Victoria ở Anh. Một số phụ nữ cho rằng dùng một lượng nhỏ asen sẽ không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, nguy cơ bị ngộ độc trong thực tế vẫn rất cao ngay cả khi lượng asen sử dụng rất thấp.

Kali nitrat dùng trong triệt lông

Ngày nay, kali nitrat là hợp chất quan trọng trong sản xuất nhiên liệu tên lửa, pháo hoa và phân bón, nhưng nhiều năm về trước, công thức triệt lông đã không thể thiếu kali nitrat. Trong một công thức thuốc triệt lông được viết năm 1776, người ta đã sử dụng kali nitrat làm thành phần chính.

Đúng là thuốc triệt được lông, nhưng bên cạnh đó hợp chất còn tạo ra khí độc nếu bị đun nóng. Và nếu người sử dụng không cẩn thận dùng thuốc gần ngọn lửa, hậu quả sẽ rất khó lường.

Mỹ phẩm chứa thủy ngân


Thuốc làm đẹp chứa thủy ngân có thể gây ra nhiều hậu quả về gan, thận, và có thể khiến người dùng tử vong - (Ảnh Getty Images).

Giới quý tộc sống tại thời Victoria sẵn sàng làm mọi cách để được đẹp, kể cả việc dùng thủy ngân để tẩy nhược điểm trên da. Đấy là nếu người dùng mỹ phẩm không tử vong trước khi những nhược điểm biến mất.

Chưa hết, trích đoạn trong cuốn sách The Ugly-girl Papers: Or, Hints for the Toilet mô tả một tổ hợp dùng để phục hồi lông mi, với thành phần chính là thủy ngân và mỡ. Cũng ở thời này, những mỹ phẩm tạo hiệu ứng màu đỏ cũng thường chứa chất thủy ngân độc hại.

Cập nhật: 21/07/2024 Theo VnExpress/TTVH
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video