Những nỗi sợ hãi có sẵn trong tiềm thức của con người

Liệu bạn có biết từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã mang trong mình nhiều nỗi sợ hãi...

Ai trong chúng ta cũng có một nỗi sợ riêng - đó có thể là nỗi sợ bóng tối, sợ sự cô đơn, hay đơn giản chỉ là sợ một loài vật như nhện, chuột... Cảm xúc ấy nhìn chung có lẽ xuất phát từ cuộc sống, từ những trải nghiệm kinh hoàng từng xảy đến với mỗi người.

Song ít ai biết rằng, thực ra, có nỗi sợ đã tồn tại thậm chí từ khi con người chưa cất tiếng khóc chào đời. Qua quá trình tiến hóa hàng triệu năm, bên trong cơ thể chúng ta đã hình thành những cấu trúc, bộ phận quy định một số điều mà con người chắc chắn sẽ lo sợ…

1. Nỗi sợ rắn

Trong thần thoại Adam và Eva nói về sự ra đời của con người xa xưa, rắn chính là kẻ xúi giục Eva ăn trái cấm trong vườn địa đàng. Từ đó, nó luôn được coi là biểu tượng của sự độc ác, luôn tìm cách hãm hại con người.

Không dừng lại ở khía cạnh văn hóa, nếu nhìn dưới góc độ sinh học, rắn cũng là mối đe dọa khiến loài người chúng ta phải e sợ. Lý do là bởi trên thế giới, có tới 250 loài rắn có thể giết chết con người chỉ bằng một nhát cắn. Tại Ấn Độ, mỗi năm trung bình có 250.000 vụ rắn cắn xảy ra, trong đó có tới 20% nạn nhân thiệt mạng.


Không có gì ngạc nhiên nếu phần lớn chúng ta đều rất sợ rắn

Trên thực tế, các nghiên cứu sinh học về cơ thể người đã chứng minh nhận định, con người sợ rắn từ khi mới cất tiếng khóc chào đời. Hệ quả là trong quá trình tiến hóa, cơ thể thích nghi bằng cách tạo ra nhiều cơ quan, cơ chế giúp chúng ta dễ nhận diện kẻ thù này.

Cấu tạo của mắt con người khá đặc biệt, cho phép chúng ta có thể phát hiện được những đốm, hoa văn hình ô quả trám, kim cương dễ dàng hơn hẳn so với hình tròn, hình tam giác. Đây lại chính là hình dạng lớp da bên ngoài của phần đông các loài rắn trong tự nhiên. Nhiều thí nghiệm của các nhà khoa học đã chỉ ra, chúng ta hoàn toàn có thể nhận diện về của một con rắn đang ngụy trang dù chỉ thấy một phần nhỏ cơ thể nó.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát nỗi sợ của con người cũng càng trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích. Đó là lý do chỉ cần đi vào những khu rừng rậm vắng vẻ, heo hút, chúng ta luôn trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, thường xuyên nhìn mặt đất vì sợ gặp phải rắn độc.

2. Những vật nhọn

Hoa hồng là niềm yêu thích của rất nhiều người, nhưng ít ai nhận ra, gai của chúng cũng như những vật nhọn khác lại khiến cho tất cả chúng ta sợ hãi.


Gai hoa hồng là nỗi sợ hãi ám ảnh tổ tiên loài người từ thời xa xưa

Để chứng minh nhận định trên, chuyên gia Richard Coss và cộng sự đã tiến hành một thí nghiệm rất thú vị. Trên một con đường, họ trồng hai loài cây khác nhau ở hai bên đường: Yucca Gloriosa - một loài cây có lá hình dao găm nhọn và bằng lăng - một loài cây có lá tròn. Sau đó, Richard ghi hình lại cảnh người đi bộ và chạy bộ qua con đường ấy.

Kết quả phân tích băng video thu được cho thấy, hầu hết cả người đi bộ lẫn chạy bộ có xu hướng di chuyển lệch sang phía cây Yucca Gloriosa thay vì phía cây bằng lăng lá tròn.


Cây Yuca Gloriosa...

Phải chăng là cây bằng lăng nguy hiểm hơn? Theo Richard, câu trả lời là ngược lại. Hình dạng lá dao gặm nhọn mang lại cho cơ thể một phản ứng lo sợ tự nhiên mà ta rất khó nhận ra. Khi đối mặt với nỗi sợ này, con người sẽ lại gần, quan sát, phân tích để hiểu rõ hơn nỗi nguy hiểm và dễ dàng tránh xa chúng hơn.

3. Báo đốm

Báo đốm là một trong những sát thủ giỏi trong tự nhiên. Với tốc độ có thể đạt tới 150km/h, chúng là “gã thợ săn” có thể giết chết con mồi chỉ bằng một cú nhảy vồ. Có lẽ vì vậy mà chúng là nỗi khiếp sợ của tổ tiên chúng ta thời nguyên thủy, đến nỗi sự sợ hãi ấy di truyền lại tới tận ngày nay.

Cũng giống như rắn, hệ thống phản ứng tự nhiên của con người rất nhạy cảm và cảnh giác với báo đốm. Một nghiên cứu đã được tiến hành với trẻ sơ sinh và trẻ em vừa biết đi đã chứng minh kết luận trên.

Theo đó, các em bé tham gia thử nghiệm được đặt trước mặt bốn chiếc lọ, trong mỗi lọ có giấy vẽ hoa văn khác nhau, trong đó có một lọ là giấy hoa văn da báo đốm.

Kết quả là các em bé gần như đều bị kích thích bởi “chiếc lọ báo đốm” và liên tục chọc tay vào đó. Khi người ta để cho chiếc lọ lăn, gần như các em đều khựng lại và rụt tay ngay lập tức.


Màu da báo đốm có kích thích mạnh tới nỗi sợ hãi bên trong mỗi con người mà chúng ta không hề hay biết

Các chuyên gia lý giải rằng, nỗi sợ báo đốm tiềm ẩn đã khiến cho các em bé tìm cách điều tra, chứng thực xem liệu đó có phải mối nguy hiểm hay không bằng cách chọc tay vào lọ. Sau đó, khi thấy chiếc lọ chuyển động, điều này làm các em tưởng rằng, đó chính là báo đốm thật nên mới phản ứng như vậy.

4. Ánh mắt

Bạn đã bao giờ thấy rùng mình mỗi khi nhìn vào đôi mắt chú mèo yêu quý phát sáng trong đêm tối chưa? Nếu có thì cũng đừng lo, bởi đó là chuyện hết sức bình thường. Con người ngay từ khi sinh ra đã mắc phải chứng “sợ những ánh mắt”.


Bạn đã bao giờ khiếp sợ khi nhìn thấy ánh mắt này?

Các nghiên cứu hành vi ở người đã cho thấy, trẻ em sơ sinh dưới 36 tuần tuổi đã có những phản ứng khác thường, biểu lộ sự sợ hãi đối với ánh mắt. Khi nhìn thấy người lạ, các em thường rụt đầu, cơ thể bỗng nhiên căng cứng và nhắm tịt mắt.

Một nghiên cứu khác trên khỉ cũng đưa ra kết quả tương tự. Ở khỉ cũng có một hệ thống thần kinh đặc biệt giúp dễ phân biệt, nhận biết đối tượng qua đôi mắt.


Điều tương tự cũng được bắt gặp ở loài khỉ

Trong các thí nghiệm, người ta chứng minh được rằng, khỉ hoang dã phát hiện ra những con báo đốm nhanh hơn nếu nhìn được trực tiếp đôi mắt của báo thay vì các bộ phận khác như mình, tay, chân… Đối với chúng, ánh mắt gợi nên cảm giác sợ hãi, kích thích phản ứng cũng như hoạt động của não bộ giúp khỉ dễ dàng nhận ra kẻ thù tiềm tàng.

Theo PLXH
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video