Những "quả cầu lửa" sau bão Harvey, chuyện gì xảy ra?

Sau bão Harvey, nếu để ý những thứ rác rưởi trôi trên dòng nước lũ, người dân Texas chắc hẳn sẽ thấy với những "quả cầu lửa" nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Đó là gì, chúng có nguy hại không? Trên tạp chí Proceedings of National Academy of Sciences, các nhà khoa học cho biết chúng là những đàn kiến lửa tìm cách sinh tồn trong bão lũ.

Những "quả cầu lửa" sau lũ

Loài kiến này có nguồn gốc từ những vùng bãi sông khu vực Nam Mỹ, tuy nhiên lại được đưa vào nước Mỹ thông qua những cơn lũ như vầy.

Chúng đã tiến hóa để có khả năng trôi nổi trên mặt nước, và dễ dàng hưởng lợi từ môi trường sống thay đổi sau lũ. Do đó, trong khi người dân đang loay hoay tái thiết cuộc sống sau thảm họa, loài kiến này lại phát triển mạnh mẽ hơn trước.

"Khi nước rút, kiến lửa là loài đầu tiên sau bão Harvey kiếm được nhiều nguồn lợi nhất", Alex Wild, nhà côn trùng học ở Đại học Texas cho biết.


Đàn kiến bắt đầu làm quả cầu trên mặt nước - (Ảnh: Tim Nowack).

Khi nước mưa chuẩn bị nhấn chìm tập đoàn kiến, các thành viên trong đàn bắt đầu kết hợp lại với nhau, sử dụng miệng và chân tạo thành một khối cầu. "Hòn lửa" này được tạo thành trong vòng chưa đến một phút 30 giây, chứa đến hàng ngàn đến hàng triệu con kiến.

Những con ở dưới đáy "hòn lửa" sau một khoảng thời gian sẽ đổi chỗ với những con ở trên bề mặt, do đó hầu như không con kiến nào chết đuối vì ở quá lâu dưới nước. Những nhân tố quan trọng trong tập đoàn kiến - như kiến chúa hoặc các con kiến mới nở, thì luôn được giữ trên đầu để đảm bảo an toàn.

Nếu một phần trong quả cầu này bị ảnh hưởng, những con kiến khác sẽ di chuyển vào và lắp lại khoảng trống đó. Cấu trúc sống này có thể giữ được trong một vài ngày, hoặc cũng có thể cầm cự cho đến khi nó bắt được các cành cây hoặc vùng đất khô khác.

Mối nguy hại chết người

Kiến thường chỉ cắn và sau đó đưa axit formic vào vết thương này, nhưng kiến lửa Nam Mỹ thì đáng sợ hơn. Chúng cắn, giữ chặt, sau đó đưa nọc độc chứa 46 loại protein khác nhau, trong đó có cả những chất độc có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Chúng cũng có tính hiếu chiến nhất trong những loài côn trùng sống thành đàn. Ví dụ, nếu chẳng may xâm phạm tổ ong thì không phải tất cả các con ong sẽ đuổi theo bạn vì chỉ một vài chiến binh trong đàn có nhiệm vụ bảo vệ tổ. Ngược lại, nếu đàn kiến lửa bị "chọc ghẹo", tất cả chúng sẽ tấn công.

Cách tốt nhất để chống lại những mối nguy hại trôi nổi này là học cách nhận diện và ngăn ngừa chúng. Thường thì những người sắp đuối nước có bản năng tìm một vật gì đó để bám vào.

"Trong tình huống sống chết như vậy mà còn va phải quả cầu lửa này thì đúng là một trải nghiệm đáng quên", Mike Merchant, nhà côn trùng học tại Đại học Texas A&M cho biết.

Kiến lửa thậm chí là nguyên nhân có thể gây ra sự sụt giảm của những loài địa phương như các loài kiến bản địa, các loài bò sát hay các loài chim làm tổ dưới đất.

Chúng ngày càng phổ biến ở các tiểu bang phía nam Hoa Kỳ sau khi người dân nơi đây thay thế những mảng tự nhiên địa phương bằng những thực vật nhập từ các vùng khác.

"Chúng tôi tìm thấy kiến lửa ở những nơi mà con người một cách vô ý đã tạo ra điều kiện sống lý tưởng cho chúng", Wild nói.

Cứu hộ bầy dơi


Một trong nhiều con dơi được "cứu hộ" trong cơn bão Harvey - (Ảnh: Bat World Sanctuary).

Một tập đoàn 250.000 con dơi sống dưới cầu Waugh Bridge, ngay trên dòng sông Buffalo Bayou dâng cao. Một số đã chạy thoát trước khi nước dâng và đậu bám vào các tòa nhà xung quanh, theo trang Houston Chronicle. Tuy nhiên nhiều con khác thì không may mắn như thế.

Khi lũ dơi buông chân cất cánh bay, chúng lại rớt xuống trước khi phóng lên trên. Ngoài ra, cơn bão Harvey đến làm nước sông dâng lên gần đến gầm cầu, do đó nhiều con cố thoát khỏi cơn bão đã rơi tỏm xuống dòng nước lũ.

Thời tiết quá lạnh và quá ẩm ướt cũng khiến cho lũ dơi khó bay. Hơn nữa, dơi dò đường bằng sóng siêu âm nên tình trạng này cũng làm ảnh hưởng ít nhiều khả năng bay của chúng. Ở Houston, các tình nguyện viên đã phải tham gia cứu hộ dơi dưới cầu.

Có ý kiến cho rằng cứu hộ dơi không quan trọng so với những gì mà người dân vùng lũ đã trải qua trong những giờ phút khó khăn. Tuy nhiên, điều này có thể làm chúng ta suy nghĩ lại: một con dơi chết, nó không thể ăn rất nhiều con muỗi ở vùng Houston, điều này rất có thể dẫn đến một vài dịch bệnh sau lũ.

Theo ước tính, đàn dơn ở Waugh Bridge ăn đến 2,5 tấn côn trùng mỗi đêm, trong đó có những loài gây hại. Đây là một con số rất lớn. Hơn nữa, bầy dơi này là một phần không thể thiếu ở Houston.

Cập nhật: 05/09/2017 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video