Những quả cầu plasma siêu nóng phóng ra từ ngôi sao hấp hối

Các nhà khoa học phát hiện những quả cầu plasma khổng lồ được phóng ra với tốc độ cực nhanh gần một ngôi sao đang chết.

Kính thiên văn Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện thấy những quả cầu plasma (khí bị ion hóa siêu nóng) có kích thước gần gấp đôi sao Hỏa phóng ra gần ngôi sao khổng lồ đỏ đang chết V Hydrae, Sci News hôm 7/10 đưa tin.

Những quả cầu plasma này di chuyển trong không gian với vận tốc rất nhanh, chỉ mất khoảng 30 phút để đi quãng đường từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Chúng xuất hiện trung bình 8,5 năm một lần trong vòng ít nhất 400 năm qua.


Những quả cầu plasma bí ẩn được phóng ra gần ngôi sao V Hydrae. (Ảnh: NASA).

V Hydrae thay đổi độ sáng theo chu kỳ trong chòm sao Hydra, cách Mặt Trời khoảng 1.200 năm ánh sáng. Bầu khí quyển của V Hydrae chứa carbon nhiều hơn oxy. Theo các nhà thiên văn, V Hydrae bị mất một nửa khối lượng vào không gian trong quá trình chết.

Tiến sĩ Raghvendra Sahai và các đồng nghiệp tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA đã sử dụng Máy chụp ảnh quang phổ của kính Hubble để quan sát V Hydrae trong thời gian từ năm 2002 đến 2013. Nhóm nghiên cứu phát hiện một chuỗi quả cầu plasma khổng lồ trong khu vực xung quanh V Hydrae. Chúng có nhiệt độ khoảng 9.400 độ C, gần gấp đôi sức nóng bề mặt Mặt Trời.

Giải thích hợp lý nhất nhất hiện nay cho những quả cầu plasma là chúng được phóng ra từ một ngôi sao đồng hành với V Hydrae trong hệ thống sao nhị phân. Nó bay theo quỹ đạo hình elip xung quanh ngôi sao chính V Hydrae với chu kỳ 8,5 năm. Nó hút vật chất của V Hydrae, tạo thành một đĩa vật chất bao quanh. Đây chính là "bệ phóng" cho các quả cầu plasma bay với vận tốc 800.000km/h.

"Hệ thống sao này có thể là nguyên mẫu để giải thích rất nhiều hình dạng phát sáng rực rỡ mà Kính thiên văn Hubble quan sát được xung quanh các ngôi sao đang chết, gọi là tinh vân hành tinh", Sahai, cho biết. "Tinh vân hành tinh là lớp vỏ khí phát sáng không ngừng mở rộng, phóng ra từ một ngôi sao trong giai đoạn cuối đời. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến quá trình này diễn ra".

Cập nhật: 15/10/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video