Những sai lầm tốn kém nhất từng xảy ra trong lịch sử, có trường hợp đi tong cả chục tỷ đô

Đều là những sai lầm ngớ ngẩn có thể tránh được nếu tính toán kỹ càng hơn đôi chút.

14. Sập tổ hợp căn hộ ở Thượng Hải

Tổ hợp căn hộ Lotus Riverside ở Thượng Hải gồm 11 tòa nhà 13 tầng. Mọi chuyện chẳng có gì để nói cho đến một buổi sáng, một tòa nhà trong số đó bỗng đổ sập xuống. May mắn là khi đổ, tòa nhà này không đè lên các tòa nhà lân cận và gây ra hiệu ứng domino. Lý do của sự cố là do nhà đầu tư không tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng và móng công trình được thi công với chất lượng quá kém.

13. Lỡ tay làm hỏng cây guitar 150 tuổi trong lúc quay phim

Cây guitar mà Jennifer Jason Leigh chơi trong phim The Hateful Eight của đạo diễn Quentin Tarantino thực ra là một cây đàn siêu hiếm, được tạo ra từ 150 năm trước, được đoàn làm phim mượn từ Bảo tàng Guitar Martin. Trong một phân cảnh, lẽ ra cây đàn 6 giây từ thế kỷ 19 này phải được thay bằng một cây đàn giả khác, nhưng có vẻ như nam diễn viên Kurt Russel không được thông báo về điều đó và đã vô tình đập tan món cổ vật này thành từng mảnh.

12. Mua nhầm 2.000 chiếc tàu điện không vừa với kích cỡ đường ray

Vào năm 2014, công ty đường sắt SNCF quyết định hiện đại hóa mạng lưới vận tải của mình và đặt mua 2.000 chiếc tàu điện mới với tổng giá trị lên đến 15 tỷ Euro. Không may là số liệu về đường ray họ nhận được lại thuộc về các nhà ga thiết kế trong 30 năm trở lại đây, nhiều đoạn trong số đó đã cũ và có bề ngang hẹp hơn một chút so với yêu cầu của những chiếc tàu mới. Kết quả là công ty này phải bỏ thêm 50 triệu Euro để nới rộng đường ray.

11. In sai một ly, đi ngay 225 triệu USD

Công ty chứng khoán Mizuho Securities của Nhật Bản muốn bán một cổ phiếu với giá 610.000 Yên (tức khoảng 5.000 USD) trên sàn chứng khoán Tokyo. Tuy nhiên, một chuyên viên môi giới chứng khoán, không biết có phải thiếu ngủ hay không, đã phạm một sai lầm "nhỏ" khi nhập dữ liệu. Anh này nhập lệnh bán 610.000 cổ phiếu với giá chỉ 1 Yên mỗi cổ phiếu! Dù công ty sau đó đã đính chính, nhưng sàn giao dịch đã xử lý mã lệnh khiến họ phải ngậm ngùi chấp nhận mất trắng 225 triệu USD.

10. Thiết kế lỗi, tàu ngầm không thể nổi lên khỏi mặt nước vì quá nặng

Chính phủ Tây Ban Nha từng đầu tư đến 1,75 tỷ bảng để làm một chiếc tàu ngầm mới mang tên Isaac Peral. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, người ta phát hiện ra rằng tàu ngầm quá nặng và có nguy cơ không thể nổi lên khỏi mặt nước một khi đã lặn xuống. Hóa ra có ai đó đã tính nhầm vài thông số ngay từ khâu thiết kế. Giải pháp được đưa ra là kéo dài thân tàu để phân bổ khối lượng hợp lý hơn.

9. Thương vụ bán Alaska giữa Nga và Mỹ

Cuối thế kỷ 19, Alexander II của Nga xem Alaska chẳng khác gì một vùng đất phủ toàn băng tuyết. Vì vậy vào tháng 3/1867, Nga quyết định bán đứt cả vùng lãnh thổ rộng lớn này cho Mỹ với giá chỉ 7,2 triệu USD. Xét tỉ giá giữa đồng Rúp và đồng Dollar ở thời điểm đó là gần như ngang nhau, phía Nga chỉ lời được một ít từ thương vụ, đổi lại họ mất toàn bộ số tài nguyên thiên nhiên trị giá hàng tỷ USD.

8. Millennium, cây cầu nhảy múa

Cầu Millennium, kết nôi hai bờ sông Thames ở London, được khánh thành vào năm 2000 và đóng cửa gần như ngay lập tức sau đó. Nguyên nhân là vì nếu có quá đông người lên cầu, nó sẽ lắc lư dữ dội. Chi phí xây dựng cầu ban đầu là 18,2 triệu Bảng, nhưng để sử dụng cầu an toàn, người ta phải bỏ thêm 5 triệu Bảng nữa để tái xây dựng và thêm vào các cấu trúc nhằm ổn định chuyển động.

7. Tàu vũ trụ NASA bị thất lạc

Tàu Mars Climate Orbiter được NASA phát triển để nghiên cứu khí hậu trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, vì một sai lầm không thể tin được, vừa vào khí quyển, tàu đã mất liên lạc với mặt đất. Để truyền tải tọa độ, một phi hành đoàn NASA đã sử dụng hệ đơn vị Imperial (feet và yard), trong khi phi hành đoàn khác lại sử dụng hệ Metric. Kết quả là tàu xuống khí quyển Sao Hỏa quá thấp và cháy thành tro.

6. Vụ bán cổ phiếu Apple vào năm 1976

Ronald Wayne là một trong những nhà sáng lập của Apple. Ông là người vẽ nên logo đầu tiên của hãng và viết hướng dẫn sử dụng cho chiếc máy tính Apple I. Năm 1976, ông quyết định bán 10% cổ phần với giá 800 USD, chủ yếu bởi ông sở hữu một số tài sản có thể rút được nếu công ty phá sản. Quả là một quyết định vội vàng: nếu giữ lại số cổ phần đó, ông có lẽ đã trở thành một tỷ phú ở thời điểm này, khi giá trị của chúng nay đã tăng lên đến 80 tỷ USD.

5. Tòa cao ốc khiến xe hơi tan chảy

Với thiết kế kiểu lòng chảo, cộng thêm bề mặt bằng kính, tòa cao ốc Walkie-Talkie ở London vô tình trở thành một tấm gương khổng lồ. Ánh sáng phản chiếu từ tòa nhà sáng đến mức làm tan chảy những chiếc xe đậu gần đó. Một số người thậm chí còn rán trứng nhờ tòa nhà này. Để ngăn thảm họa xảy ra, người ta đã phải gắn các tấm chắn nắng vào tòa nhà.

4. Hồ rỉ nước

Vào năm 1980, vì khoan dầu, một hồ nước với hơn 13 tỷ lít nước đã bị rò rỉ. Trong quá trình khoan giếng, người ta đã tính toán nhầm dẫn đến việc mũi khoan phá mất mái vòm của một mỏ muôi bên dưới hồ Peigneur (Mỹ). Dần dần, muối và nước trộn lẫn bào mòn lỗ khoan nhỏ kia thành một hố cực lớn. Hố này dẫn đến sự hình thành của một xoáy nước hút cả dàn khoan cùng 11 xà lan, 1 chiếc tàu kéo, vài chiếc xe tải, và thậm chí là cả một hòn đảo nhỏ giữa hồ. May mắn bất ngờ là không ai bị thương cả.

3. Ném bitcoin ra bãi rác

Năm 2009, bitcoin vừa xuất hiện nên việc đào đồng tiền này khá dễ dàng. Anh chàng người Anh tên James Howell đã thu về được 7.500 đồng bitcoin, vào thời điểm đó hầu như chẳng có giá trị là bao. Đến năm 2013, giá trị của số bitcoin này đã tăng lên đến 7,5 triệu USD, nhưng trớ trêu thay, trước khi nhận ra sự may mắn của mình, anh chàng này đã ném mất chiếc ổ cứng chứa bitcoin ra bãi rác!

2. Vasa - con tàu chìm

Vasa, con tàu được xây dựng theo lệnh của nhà vua để lãnh đạo đội tàu của hải quân Thụy Điển vào thế kỷ 17. Thế nhưng "siêu phẩm" này thậm chí không thể rời khỏi vịnh Stockholm và chìm nghỉm ngay khi vừa rời bến tàu. Vì một lỗi thiết kế, con tàu trở nên cực kỳ bất ổn định. Chỉ một cơn gió mạnh thổi qua, nó đã bị lật úp và nhanh chóng chìm xuống đáy sống trước ánh mắt thất thần của hàng ngàn người dân chứng kiến.

1. Nhịp cầu bị sập trên sông Hàn

Cây cầu bắc qua sông Hàn ở Seoul trở nên nổi tiếng sau khi nó bỗng sập mất một nhịp vào giờ cao điểm năm 1994. Nhịp trung tâm của cầu không thể chịu được sức tải và rơi xuống sông, kéo theo nhiều xe hơi, xe tải nhỏ, và một chiếc xe bus chở đầy người. Nguyên nhân của vụ sập cầu là do kết cấu thép hỗ trợ của cầu được hàn quá sơ sài.

Cập nhật: 13/07/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video