Những suy nghĩ hoàn toàn sai lầm về ăn, ngủ, nghỉ (phần 1)

Theo trang Techinsider, có rất nhiều quan niệm sai lầm nhưng rất phổ biến của con người, chẳng hạn như sữa giúp xương chắc khỏe, thức ăn bị rơi nếu nhặt lên ngay vẫn an toàn, hay con người có 5 giác quan....

Sữa giúp xương chắc khỏe

Đây là một chiêu quảng cáo thành công không thể tin nổi của các hãng sữa, nó khiến chúng ta nghĩ rằng sữa như có phép thuật.


Không có chút liên hệ nào giữa việc uống nhiều sữa (hay bổ sung canxi và vitamin D).

Bộ Nông nghiệp Mỹ nói rằng người trưởng thành nên uống 3 cốc sữa 1 ngày, để có canxi và vitamin D. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy không có chút liên hệ nào giữa việc uống nhiều sữa (hay bổ sung canxi và vitamin D) và việc xương ít bị nứt gãy hơn.

Một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong cao hơn, tất nhiên không có nghĩa sữa phải chịu trách nhiệm cho tỉ lệ này, song chắc chắn sữa cũng không phải là cái gì được tán thành.

Thực phẩm hữu cơ không phải là không có thuốc trừ sâu

Thực phẩm hữu cơ không hoàn toàn không có các loại thuốc trừ sâu, và nó cũng không thực sự tốt hơn cho bạn.

Các nông dân trồng thực phẩm hữu cơ được phép sử dụng các chất hóa học có nguồn gốc từ thiên nhiên – và trong một số trường hợp, điều này còn tệ hại cho môi trường hơn là các loại chất tổng hợp khác. Tuy nhiên, mức độ thuốc trừ sâu ở cả thực phẩm hữu cơ và vô cơ rất thấp, không gây lo ngại gì khi tiêu dùng.

Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát của những nghiên cứu liên quan, ăn thực phẩm hữu cơ cũng không phải sẽ mang lại lợi ích dinh dưỡng gì hơn thực phẩm vô cơ.

Thức ăn bị rơi xuống rồi nhặt lên ăn có an toàn không?

Thật tệ hại khi một cái gì đó bạn rất muốn ăn lại bị rơi xuống sàn nhà. Nhưng nếu bạn nhặt nó lên ngay trong vòng "một nốt nhạc", liệu có ăn được tiếp không?

Nguyên tắc 5-giây không đúng. Vi khuẩn có thể thâm nhập vào thức ăn trong vòng một phần nghìn giây. Và thử nghiệm cho thấy những loại thức ăn ẩm, có nước thu hút vi khuẩn hơn thức ăn khô, nhưng cũng không có gì gọi là "an toàn". Thay vào đó, sự an toàn phụ thuộc vào mặt sàn mà bạn đánh rơi thức ăn sạch sẽ như thế nào.

Ăn socola sẽ bị mụn?


Socola không lên quan gì đến việc nổi mụn như mọi người tưởng.

Trong 1 tháng, các nhà khoa học đã cho hàng chục người ăn những thanh kẹo chứa gấp 10 lần lượng socola thông thường, và hàng chục người khác lại những thanh kẹo socola giả, không chứa socola.

Và kết quả là, không hề có sự khác biệt nào trên làn da của hai nhóm người trên. Như vậy, socola cũng như chất béo dường như không liên quan gì đến mụn.

Ăn 1 quả táo 1 ngày sẽ không phải gặp bác sỹ?


Táo chứa nhiều vitamin C và chất xơ.

Táo chứa nhiều vitamin C và chất xơ, cả hai đều quan trọng với sức khỏe. Nhưng đó không phải là tất cả những gì bạn cần.

Nếu có virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn, một quả táo sẽ không làm được gì để bảo vệ bạn.

Đường tự nhiên như mật ong tốt hơn "đường công nghiệp"

Không đúng! Bởi vì đường trong các sản phẩm tự nhiên như trái cây và các sản phẩm tổng hợp như kẹo đều giống nhau. "Các nhà khoa học sẽ rất ngạc nhiên khi nghe nói những "ưu điểm vượt trội" của mật ong so với đường, bởi vì gần như đã có một sự đồng thuận ngầm rằng tác dụng sinh học của syrup cũng tương tự như mật ong", giáo sư Alan Levinovitz nói.

Vấn đề nằm ở chỗ kẹo và các sản phẩm liên quan khác thường chứa nhiều đường hơn mức cho phép, nghĩa là nhiều calories quá – đó là sự khác biệt mà bạn cần thận trọng.

Cà phê làm bạn còi đi


Việc tăng lượng tiêu thụ cà phê có thể hạn chế chút ít hấp thu canxi trong cơ thể.

Hầu hết các nghiên cứu nhận thấy không có sự liên quan nào giữa việc uống cà phê với sự tăng trưởng xương ở trẻ.

Còn ở người lớn, nghiên cứu thấy rằng việc tăng lượng tiêu thụ cà phê có thể hạn chế chút ít hấp thu canxi trong cơ thể, nhưng tác động rất nhỏ, đến nỗi một muỗng sữa sẽ đủ để bù cho ảnh hưởng của một tách cà phê.

Ăn kem khiến bạn càng cảm lạnh, đau họng hơn


Nếu bị cảm, bạn có thể ăn kem cho dễ chịu hơn.

Nếu bạn bị cảm lạnh, bạn hoàn toàn có thể ăn kem cho dễ chịu hơn. Theo các nhà nghiên cứu, thực ra các sản phẩm như kem hoặc sữa lạnh có thể làm dịu cơn đau họng và cung cấp calories cho bạn khi bạn bị ốm và không muốn ăn.

Đường và socola làm tăng ham muốn tình dục

Vào giữa thế kỷ 19 – trước khi đường được cho là gây bệnh tiểu đường hoặc tăng động – đường được nghĩ là giúp tăng ham muốn tình dục ở nữ giới, trẻ em và đáng buồn cười hơn nữa là ở người nghèo.

Nhưng không phải thế. Không hề có bằng chứng nào hỗ trợ cho suy nghĩ trên – hay bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả socola – làm tăng ham muốn tình dục.

Đường gây ra chứng tăng động ở trẻ

Vô số các nghiên cứu khoa học đã cố gắng và lại thất bại khi tìm kiếm bằng chứng hỗ trợ cho suy nghĩ trên. Hiểu lầm này có lẽ bắt đầu vào năm 1974, khi Tiến sỹ William Crook viết một lá thư cho Học viện Nhi khoa Mỹ, trong đó nói: "Trong 3 năm qua tôi nhận ra đường... là một nguyên nhân hàng đầu gây chứng tăng động".

Bức thư không kèm nghiên cứu khoa học nào, song nó khiến mọi người nghĩ đường là "thủ phạm". Tuy vậy, các nghiên cứu không hề ủng hộ suy nghĩ đó.

Máu của bạn sẽ chuyển "xanh xao" khi thiếu oxy


Máu chỉ trông xanh vì bạn đang nhìn nó qua các lớp mô, như một bộ lọc màu.

Máu không bao giờ màu xanh cả. Nó chỉ chuyển sang đỏ sẫm khi không có oxy. Máu chỉ trông xanh vì bạn đang nhìn nó qua các lớp mô, như một bộ lọc màu.

Con người có 5 giác quan

Nhìn, ngửi, nếm, nghe và chạm chỉ mới là bắt đầu. Đừng quên những cảm nhận về sự cân bằng, nhiệt độ, thời gian cũng như những cảm nhận bên trong cơ thể - sự cảm nhận này giúp chúng ta không "hổ báo" xông vào mọi thứ khi quá trễ hay khi quá nóng, lạnh... và còn có cả những cảm nhận về nỗi đau.

(còn nữa)

Cập nhật: 25/08/2016 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video