Những trường hợp nuôi con “bất khả thi” của giống đực trong thế giới động vật

Sau đây là những trường hợp giống đực nuôi con tưởng chừng như “bất khả thi” trong thế giới động vật:

Cá ngựa (Hippocampus)

Cá ngựa là một trong số ít loài cá mà con đực có khả năng “mang thai”. Cá ngựa cái đẻ trứng trong túi của cá ngựa đực. Con đực thụ tinh cho trứng và cung cấp các dinh dưỡng cho trứng phát triển. Cá ngựa đực có thể mang thai đến 2.000 quả trứng trong suốt 10 đến 25 ngày trước khi những quả trứng này nở thành cá ngựa con.

Cá úc (Ariidae)

Đây là loài cá sinh sống ở biển hoặc những vùng nước lợ. Mỗi lần sinh sản cá cái sẽ đẻ từ 20-65 trứng. Để bảo vệ những quả trứng, cá đực sẽ ngậm tất cả chúng trong miệng. Những quả trứng chiếm nhiều không gian đến nỗi anh ta không thể ăn uống gì được trong khoảng thời gian này bởi vì anh ta có thể nuốt nhầm cá con. Vì vậy, nó sẽ nhịn ăn hơn hai tháng cho đến khi trứng nở. Sau khi trứng nở, cá đực sẽ tiếp tục trông giữ cá non thêm khoảng 2-4 tuần nữa để chúng đủ cứng cáp. Cá đực sẽ theo sát bầy cá con và nhanh chóng lùa chúng vào miệng để bảo vệ khi thấy có nguy hiểm.

Bọ nước khổng lồ (Indentatus Abedius)

Vào mùa sinh sản, bọ nước cái đẻ tới 100 trứng trên lưng con đực. Con đực sẽ mang trứng trong hai đến ba tuần tới khi trứng nở. Trong thời gian này, trứng dính chặt cánh đến nỗi bọ đực không thể bay được, khiến chúng dễ bị các loài động vật khác ăn thịt. Trọng lượng những quả trứng đè nặng khiến con đực rất chậm chạp buộc phải săn những con mồi chậm hơn như ốc sên và nhịn đói trong hầu hết thời gian mang trứng. Và điều đó là cần thiết để đảm bảo cho đàn con được an toàn.

Đà điểu Nam Mỹ lớn (Rhea americana)

Đà điểu Nam Mỹ sinh hoạt theo chế độ đa thê và đà điểu trống sẽ nuôi nhiều gia đình cùng một lúc. Vào mùa sinh sản, con trống sẽ xây tổ để thu hút càng nhiều con mái càng tốt và tạo thành một nhóm khoảng năm đến bảy con cái để giao phối với chúng vào mùa đó. Tổ của đà điểu Nam Mỹ khá to, có thể chứa được từ 10 đến 60 trứng. Những con mái đẻ trứng vào tổ và sau đó bị con trống đuổi đi rồi tự mình ấp trứng và chăm sóc con non đến khi trưởng thành.

Chim cánh cụt Hoàng Đế (Aptenodytes Forsteri)

Loài chim cánh cụt lớn nhất, đây cũng là một loài chim chung thủy, kết đôi theo chế độ một vợ một chồng. Đến mùa sinh sản, mỗi chim mái chỉ đẻ 1 trứng và giao cho chim trống ấp. Chim mái sau khi đẻ trứng sẽ bắt đầu tiến ra biển kiếm mồi, vì quãng đường rất xa nên có thể mất đến 2 tháng.

Chim cánh cụt Hoàng Đế không có tổ nên chim trống phải ấp trứng bên dưới bụng, để bảo vệ an toàn nó phải giữ trứng cân bằng trên hai chân và cách xa mặt đất đóng băng lạnh giá. Sau khi chim non chào đời mà chim mẹ vẫn chưa quay lại, dù nhịn đói nhiều tuần nhưng chim trống vẫn sẽ tiết một chất dịch dinh dưỡng từ thực quản để nuôi sống chim non đến khi chim mái trở về.

Các “ông bố” động vật kể trên san sẻ nhiệm vụ nuôi con với giống cái. Qua những hành vi chăm sóc con non hay bảo vệ trứng có thể thấy tình yêu thương con của các loài động vật không hề kém con người là bao.

Cập nhật: 15/12/2020 Theo Tinh tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video