Thần thánh đôi khi có sở thích rất kỳ lạ. Ngoài những vị thần có chức năng mang sắc thái uy nghi, nghiêm túc, cũng có không ít các vị thần khá "lầy lội" thích bảo trợ cho những ngành nghề không giống ai như là trộm cắp và lừa đảo. Nổi tiếng nhất có thể kể đến là thần Hermes của người Hy Lạp hay Loki của thần thoại Bắc Âu.
Các vị thần bảo hộ cho những người lừa đảo, trộm cắp
Tuy nhiên, trong truyền thuyết, truyện kể dân gian hay giai thoại của nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng có nhiều vị thần bảo trợ ngành nghề này theo cách hài hước và rất thú vị.
Nữ thần Laverna – Thần thoại La Mã
Nữ thần rất thích bày trò tinh quái để lừa gạt người khác, nhất là đám đàn ông.
Thông thường, những vị thần bảo trợ trộm cắp và lừa đảo thường là nam thần, thế nhưng với người La Mã thì đó lại là một nữ thần có tên Laverna.
Do đặc trung ngành nghề, Laverna không sống cùng chỗ với các vị thần khác mà lại thích lẩn trốn lén lút trong loài người. Nữ thần rất thích bày trò tinh quái để lừa gạt người khác, nhất là đám đàn ông. Tương truyền, có lần Laverna từng lừa mua toàn bộ gia sản, trang trại, súc vật từ một thầy tế và một địa chủ, đổi lại Laverna hứa sẽ xây đền cho họ. Tuy nhiên, vào sáng hôm sau, nữ thần bán hết của cải rồi chạy trốn mà không để lại dấu vết gì, buộc hai chủ nợ phải kiện lên đỉnh Olympus.
Chú Cuội – Truyện dân gian Việt Nam
Chú Cuội là một nhân vật nói dối và bay bày trò láu cá.
Chú Cuội trong truyện dân gian Việt Nam cũng là một nhân vật nói dối và bay bày trò láu cá. Xung quanh Cuội có nhiều truyện kể khác nhau, thế nhưng phổ biến nhất vẫn là chuyện vì sao Cuội lừa vua cưỡi voi.
Một lần Cuội đào hố bẫy voi rồi khoét một lỗ to trên người voi cho quạ chui vào rỉa. Dần dà có hàng trăm con quạ chui vào xác voi. Đợi đến khi voi rỗng ruột, Cuội liền bịt lỗ đã khoét lại rồi cưỡi lên lưng voi, sau đó dùng gậy gõ lên người voi. Bầy chim trong thân voi liền bay tán loạn, kéo theo cả tấm da lẫn Cuội lên trời. Con voi bay của Cuội hạ xuống sân rồng của nhà vua, khiến vua xin bay thử lên trời một lần. Cuội liền đồng ý, đổi quần áo với vua rồi bảo vua cưỡi lên voi, ra giữa biển thì mở nút cho voi giải khát. Vua nghe theo lời lừa gạt của Cuội, mở nút cho đàn quạ bay ra ngay trên biển nên bị rơi xuống. Cuội được mặc quần áo vua nên nghiễm nhiên ở lại hưởng giàu sang.
Tanuki – Thần thoại Nhật Bản
Tanuki thường biến hình để bày trò chọc phá, chơi khăm con người.
Tanuki là con chồn nổi tiếng trong thần thoại Nhật Bản. Trái ngược với vẻ bề ngoài bụ bẫm đáng yêu, Tanuki lại cực kỳ gian manh. Nó thường biến hình để bày trò chọc phá, chơi khăm con người. Mỗi lần biến hình, chồn Tanuki đều thích bắt chước lối sống của người, đặc biệt học hỏi rất nhanh những trò gian lận, bài bạc, rượu chè,… Chính nhờ điều này mà Tanuki gần như có thể sống cả đời trong lốt người mà không sợ bị phát hiện.
Những trò quậy phá mà Tanuki thích bày ra đó là biến thành những người có quyền lực rồi tìm đến nhà dân để hoạch họe, lừa tiền bạc. Ngoài ra, nó còn có thể biến lá thành tiền, tạo ảo giác lừa ngư dân. Điểm sơ hở duy nhất để bắt được Tanuki là dựa vào bộ kimono mà nó mặc trên người, nếu có ai đi trời mưa mà áo không ướt thì đó chính là Tanuki.