Những vụ tai nạn khó hiểu nhất

Trong lịch sử từng có rất nhiều thảm hoạ kinh hoàng và con số thương vong rất lớn, xảy ra do những nguyên nhân được xác định. Thế nhưng cũng còn rất nhiều những thảm họa mà chẳng ai hiểu nguyên nhân từ đâu...

Những vụ tai nạn dị thường đã được ghi nhận trong lịch sử

Trận lụt mật đường mía vĩ đại tại Boston (Mỹ)

Vào ngày 15/1/1919, rất nhiều công nhân và thị dân khu North End của thành phố Boston, hầu hết là dân Ireland và dân Ý, đã ra khỏi nhà của mình để đón ánh nắng mặt trời vào buổi trưa. Bất ngờ một tiếng nổ vang lên, một chiếc thùng bằng sắt khổng lồ của công ty Purity Distilling bị nổ tung nắp, bắn lên trời một cột nước mật đường mía thô cao bằng toà nhà 2 tầng, rồi đổ ụp xuống con đường thương mại trong thành phố, sau đó lan sang toàn bộ mọi ngõ ngách ở đây. Hàng loạt khách bộ hành và các phương tiện giao thông bằng xe ngựa đều bị trượt trên con đường nhầy nhụa này.

Ước tính có khoảng 7,5 triệu lít mật đường bị thất thoát, được biết số mật đường này được dùng để chế biến rượu Rum. Có khoảng 21 người gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị chết vì ngã vào đống mật đường hoặc bị nghẹt thở và khoảng 150 người khác bị thương. Các toà nhà lân cận bị sụp đổ và một đoạn đường sắt bị hư hỏng. Ngựa bị cứng chân trong vũng mật đường và không sao thoát ra được, bắt buộc cảnh sát phải nổ súng để giết chúng nhằm làm rộng đường. Cả thành phố Boston bị ngập tràn mật đường trong suốt cả một tuần, sau đó mới từ từ rút hết.


(Ảnh: Farstrider)

Diễn tập thành hỏa hoạn ở Gillingham (Kent - Anh Quốc)

Hàng năm, lính cứu hoả tại Gillingham, xứ Kent (Anh), đều có nhiệm vụ xây dựng một "căn nhà" mô hình bằng gỗ và vải bạt nhằm mục đích diễn tập ngày hội phòng chống hoả hoạn ngay tại công viên Gillingham.

Ảnh minh họa

Đi kèm với sự kiện này là một số thiếu niên nam địa phương được tuyển chọn gắt gao nhằm tham gia vào ngày hội này. Vào ngày 11/6/1929, 9 thiếu niên nam ở độ tuổi từ 10 - 14 và 6 lính cứu hoả trong bộ trang phục như đi ăn tiệc cưới, đã trèo lên tầng thứ 3 của căn nhà tạm. Theo kế hoạch thì người ta sẽ đốt tầng thứ nhất của căn nhà, và sẽ thực hiện nhiệm vụ cứu hộ những người trong nhà bằng dây chão và thang, rồi cả căn nhà sẽ được dập tắt bằng vòi nước cứu hoả.

Nhưng chẳng hiểu sao, lửa bất thình lình cháy khi không ai biết cả. Trong khi những khán giả thì lại ngỡ những người bị cháy bên trong căn nhà tạm là hình nộm, họ hò reo và vỗ tay giòn giã thì lính cứu hoả lại hốt hoảng và ra sức dùng vòi nước dập lửa vì họ chắc mẩm là bên trong nhà đang có người. 15 người bị thiệt mạng trong vụ hoả hoạn bất thường này.

Vụ va chạm với thiên thạch sao chổi tại Tunguska (Nga)

Vào ngày 30/6/1908, một vụ nổ cực kỳ khủng khiếp đã xảy ra gần Podkamennaya, sông Tunguska mà ngày nay là Krasnoyarsk Krai thuộc Nga.

Vụ nổ này là bắt nguồn từ việc một mảnh vỡ sao chổi va chạm vào trái đất. Mặc dù mảnh vỡ sao chổi đã bị nổ tung và phát cháy trước khi va chạm vào bề mặt địa cầu, nhưng hậu quả sau đó thì thật là kinh hoàng. Năng lượng của vụ va chạm này ước chừng nằm trong khoảng từ 10 đến 20 triệu tấn thuốc nổ TNT, tức là gấp 1.000 sức mạnh của quả bom nguyên tử từng thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản), hay tương đương vụ nổ bom hạt nhân Castle Bravo lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Vụ nổ Tunguska đã hủy diệt động thực vật trên một diện tích lên tới hơn 2.150km2.


(Ảnh: Farstrider)

Vụ đầu độc hàng loạt tại Basra (Irắc)

Vào tháng 9/1971, một chiếc tàu chở 90.000m3 tấn hạt ngũ cốc đã cập cảng Basra tại Irắc. Lúc đó, loại hạt lúa mạch của Mỹ và hạt lúa mì của Mêhicô đã được ủ hoá chất methyl - thủy ngân nhằm ngăn ngừa hiện tượng hư mốc và bao bì đựng các loại ngũ cốc trên cũng có in những dòng ghi chú khá cẩn thận, nhưng khốn nỗi những dòng chữ chú thích này lại được viết bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Trước khi phân phối ngũ cốc cho nông dân, những bao ngũ cốc này đã bị đánh cắp ngay từ trên bến cảng Basra, rồi sau đó chúng lại được bán dưới dạng thực phẩm cho những cư dân đang sắp chết vì đói. Chính phủ Irắc tỏ ra rất bối rối vì hành động phạm pháp trên hoặc vì những lý do nào đó mà họ vô tình im lặng đi.

Mọi chuyện rơi vào quên lãng cho mãi đến 2 năm sau đó, khi một nhà báo người Mỹ làm một cuộc điều tra tại 6.530 bệnh viện với những bệnh nhân bị chẩn đoán là ngộ độc thủy ngân, vốn là những người bị nghi là ăn các loại ngũ cốc bị nhiễm độc trước đó. Các quan chức thừa nhận rằng chỉ có 459 trường hợp tử vong, nhưng thực tế con số nạn nhân bị chết là hơn 6.000 trường hợp, ngoài ra còn khoảng 100.000 trường hợp khác bị mù, điếc và tổn thương não do ăn ngũ cốc bị nhiễm độc.

Vụ tấn công của voi rừng Chandka (Ấn Độ)

Mùa xuân năm 1972, khu rừng Chandka ở Ấn Độ bị lâm vào một đợt hạn hán tồi tệ, hơi nước bốc lên ngùn ngụt từ mặt đất. Vào thời điểm đó nhiệt độ ngoài trời rất ngột ngạt, nước ngọt thiếu trầm trọng và dân làng Chandka yêu cầu chính quyền địa phương rằng họ muốn kiểm soát phần đất nông nghiệp của họ nhằm ngăn ngừa các loài động vật tàn phá.

Ảnh minh họa

Mùa hè năm 1972, hạn hán ngày thêm tồi tệ, cho đến ngày 10/7/1972, đàn voi rừng Chandka vốn rất ngoan ngoãn, đột nhiên trở nên hung dữ và bất thình lình quay sang tấn công 5 ngôi làng, chúng tức tối tàn phá một diện tích rộng lớn, ít nhất 24 người đã bị thiệt mạng dưới bước chân hùng hổ của chúng.

Cập nhật: 23/07/2024 Theo Sức khỏe & Đời sống
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video