Orhan Pamuk được ca ngợi là kết hợp văn hóa Đông và Tây (Ảnh: AFP) |
Dự luật còn phải chờ Thượng viện Pháp thông qua, nhưng nó đã gây giận dữ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
EU nói việc thông qua dự luật này có thể gây hại cho các nỗ lực chấm dứt nhiều thập niên tranh cãi về vấn đề.
Thổ Nhĩ Kỳ nói đây là cú tát cho quan hệ Thổ - Pháp và Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ có hậu quả cho công ty Pháp.
Nhà văn Pamuk, 54 tuổi, đã từng bị tòa án ở Istanbul buộc tội "lăng mạ" sau khi ông tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ không chịu đối diện hai chương gây chia rẽ nhất trong lịch: vụ tàn sát người Armenia trong Thế chiến Một và phong trào du kích của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Lời buộc tội nhà văn chỉ được dỡ bỏ hồi tháng Giêng, chấm dứt phiên xử mà đã khiến Tây Âu giận dữ và gây nguy hại cho nỗ lực gia nhập EU của Thổ. Horace Engdahl, đứng đầu Viện Hàn lâm Thụy Điển, nhấn mạnh quan niệm chính trị của Pamuk không ảnh hưởng đến quyết định trao giải Nobel.
"Ông ấy là nhân vật gây tranh cãi ở nước ông, nhưng mặt khác, gần như toàn bộ những người giành giải của chúng tôi cũng đều là người như vậy."
Ông Engdahl nói ông Pamuk được chọn vì ông "mở rộng cội rễ của tiểu thuyết đương đại" nhờ ông có quan hệ với cả văn hóa Đông và Tây.
Atilla Koc, bộ trưởng văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, nói ông rất vui vì tin trao giải.
Nhưng Pinar Kur, một tiểu thuyết gia nổi tiếng của Thổ, nói: "Ở Thổ Nhĩ Kỳ và nước ngoài, người ta biết giải này liên quan chính trị nhiều hơn văn chương."
Giải của ông Pamuk là giải đầu tiên từ năm 1988 cho một nhà văn từ một nước có đa số người theo Hồi giáo. Năm 1988, giải Nobel Văn học được trao cho Naguib Mahfouz từ Ai Cập.