Nọc cóc có thể chữa trị ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Queensland (Australia) vừa phát hiện nọc độc của loài cóc mía có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh.

>>> Xét nghiệm gene hỗ trợ điều trị ung thư tiền liệt tuyến

Loài cóc của Australia cũng tương tự như cóc châu Á, vốn được đông y Trung Quốc hàng nghìn năm qua sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh tim mạch, đau họng, bệnh về da và các bệnh khác.


Ảnh: abc.net.au

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng kiến thức y học Trung Hoa để chứng minh nọc cóc mía có thể tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư, đặc biệt là tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Mặc dù nọc cóc đã được sử dụng rộng rãi ở châu Á từ lâu nhưng nó rất nguy hiểm khi ở dạng nguyên chất. Do đó, nhóm nghiên cứu đang cố gắng bào chế thuốc dưới dạng hòa tan.

Trưởng nhóm dự án Harendra Parekh cho biết sau khi xác định được độc tố có thể ổn định, kể cả sau khi tăng độ hòa tan, giai đoạn tiếp theo sẽ là làm sao để đưa nọc cóc đến các tế bào ung thư thông qua các phương pháp điều chuyển thuốc.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Queensland đã được Đại học Bách khoa Hong Kong (Trung Quốc) và một viện nghiên cứu của Trung Quốc đại lục trao tặng học bổng để tiếp tục nghiên cứu.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video