Nọc độc có thể gây tử vong của cá mặt quỷ

Cá mặt quỷ có thể phóng nọc độc gây suy tim khi nạn nhân chạm vào dãy gai nhọn trên lưng nó.

Tiến sĩ Jamie Seymour, nhà độc chất học tại Viện nghiên cứu thủy sản, Đại học James Cook, Australia thử nghiệm chiết xuất nọc độc của cá mặt quỷ (stonefish), loài cá độc nhất trên thế giới, trong video đăng trên YouTube ngày 26/6, theo SmarterEveryDay.

Trong video, khi tiến sĩ Seymour ấn một miếng xốp lên gai nhọn trên lưng con cá mặt quỷ, một dòng chất lỏng lập tức bắn lên cao. Seymour cho biết nọc độc của cá mặt quỷ có thể khiến nạn nhân vô cùng đau đớn và tử vong vì suy tim. Cá mặt quỷ dùng nọc độc này để tự vệ trước kẻ đi săn.

Độc của cá mặt quỷ nằm trong các túi độc ẩn dưới 13 gai nhọn trên lưng. Khi con người chạm vào các gai độc này, túi độc bị nén, giải phóng chất độc ra ngoài. Túi độc sẽ được bổ sung sau khoảng 2-3 tuần nếu con vật đi săn mồi.


Độc của cá mặt quỷ nằm trong các túi độc ẩn dưới 13 gai nhọn trên lưng.

Độc của cá mặt quỷ sau khi chiết ra khỏi gai được gửi đến công ty công nghệ sinh học CSL để điều chế thuốc giải. Mỗi năm, có hàng trăm đến nghìn người giẫm phải loài cá độc này ở bờ biển phía đông Australia.

Cá mặt quỷ dài 30–40cm, giỏi ngụy trang và sử dụng tốc độ để săn mồi. Sau khi cá xác định được con mồi, nó tung ra cú đớp chỉ trong 0,015 giây để nuốt gọn đối phương.

Cập nhật: 29/06/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video