Novartis bắt đầu thử nghiệm vaccine cúm A/H1N1

Hãng dược phẩm Thụy Sĩ Novartis đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm tiêm vaccine cúm A/H1N1 trên người đầu tiên, một phát ngôn viên của hãng cho biết.

Việc thử nghiệm có thể kéo dài một năm với 6.000 người ở mọi độ tuổi tại Anh, Đức và Mỹ, người phát ngôn Eric Althoff nói. Tuy nhiên, Althoff nhấn mạnh, vaccine có thể được tung ra thị trường trước khi hoàn tất thử nghiệm.

Một người Anh đã trở thành người đầu tiên được tiêm vaccine cúm A/H1N1 khoảng 10 ngày trước.

Sanofi-Pasteur, nơi cung cấp khoảng 40% vacxin cúm trên toàn thế giới, sẽ bắt đầu thử vaccine cúm A/H1N1 trong vài ngày tới tại Mỹ và châu Âu, theo phát ngôn viên Benoit Rungeard. Sanofi-Pasteur là một thành viên của Sanofi-Aventis SA có trụ sở đặt tại Paris.

Kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố cúm A/H1N1 là đại dịch toàn cầu, các hãng dược đã vào cuộc chạy đua để cho ra đời vaccine phòng bệnh sớm nhất. Tháng trước, hãng dược Australia CSL trở thành nhà sản xuất vacxin đầu tiên bắt đầu thử nghiệm vacxin trên người ở nước này, "Chúng tôi đã bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên khoảng 10 ngày trước", Althoff nhấn mạnh. 

Cuộc đua sản xuất vaccine cúm A/H1N1 đang nóng hơn bao giờ hết (Ảnh: netnewsdaily)

Nửa số vaccine của Novartis được thử nghiệm sản xuất từ phôi trứng gà, cách chế tạo vaccine cúm truyền thống, trong khi nửa còn lại sử dụng công nghệ tế bào. Thử nghiệm sẽ kiểm tra độ an toàn của vaccine và để quyết định liều lượng mũi tiêm cần thiết. "Chúng tôi nghĩ sẽ cần tới hai liều", Althoff cho biết.

Vaccine được thử nghiệm ở châu Âu có tá dược, một thành phần được dùng để đẩy mạnh phản ứng của cơ thể chống chất lạ vào người. Tại Mỹ, theo Althoff, Novartis sẽ thử nghiệm cả hai loại vaccine có và không có tá dược.

Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo các nước nên sử dụng vaccine có tá dược, để mở rộng nguồn cung vaccine cúm A/H1N1 trên toàn cầu. Vaccine cúm ở châu Âu thường chứa tá dược. Tuy nhiên, loại vaccine này lại không được cấp phép tại Mỹ.

Khi Novartis AG có dữ liệu sơ bộ về thử nghiệm, họ sẽ đệ trình lên các nhà kiểm soát dược phẩm trong đó có Cơ quan y tế châu Âu. Cơ quan dược phẩm Mỹ và châu Âu đã có một quy trình kiểm tra nhanh nhằm cấp phép cho vaccine cúm A/H1N1, để đảm bảo cung cấp trước khi mùa cúm bắt đầu vào mùa thu.

Cơ quan y tế châu Âu trước đó từng tuyên bố, vaccine cúm A/H1N1 dựa trên vaccine cúm gia cầm từng được phê chuẩn trước đó có thể được cấp phép trong vòng 5 ngày, thậm chí dù chưa được thử nghiệm rộng trên người.

Hơn 35 quốc gia đã đặt hàng để Novartis cung cấp vaccine A/H1N1 trong đó có Pháp, Hà Lan và Thụy Sĩ. Mỹ đã đặt hàng vaccine và tá dược của Novartis trị giá tới 979 triệu USD.

Althoff cho hay, hãng có thể bắt đầu xuất xưởng vaccine vào quý 4 năm 2009 và sẽ tiếp tục chuyển hàng năm tới.

GlaxoSmithKline PLC, nơi nhận 291 triệu liều vaccine đặt hàng từ nhiều nước trong đó có Anh, vẫn chưa thử nghiệm vaccine trên người. Mỹ cũng đã đặt hàng 250 triệu USD từ Glaxo.

Kể từ khi bùng phát hồi tháng 4, cúm A/H1N1 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.154 người trên thế giới và ước tính có tới hàng triệu người bị nhiễm bệnh.

Tại Ấn Độ hôm qua (5/8), hàng trăm người dân lo lắng tập trung tại bệnh viện chờ được xét nghiệm cúm A/H1N1. Sự hoang mang lan rộng trong thành phố Pune và thậm chí còn xảy ra ẩu đả ở bệnh viện hàng đầu của thành phố.

Trong nỗ lực khác chống lại đại dịch, quan chức bộ Y tế Ảrập Xêút cho biết, chính quyền sẽ yêu cầu những người hành hương tới thánh địa Mecca phải có chứng nhận y tế rằng họ không mắc các bệnh mãn tính.

Kỳ Thư - Vietnamnet (Theo AP)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video