Nữ hoàng hoa lan màu đen của rừng thẳm

Thiên nhiên đã hào phóng tặng cho họ Phong lan một vẻ đẹp lạ thường, và tính đa dạng của hoa đã làm sửng sốt con người từ những thời xa xưa cho đến ngày nay. Thật vậy họ Phong lan Orchidaceae được ví như nữ hoàng của sắc đẹp vì sự đài các của những chùm hoa tuyệt đẹp, màu sắc sặc sỡ và ngào ngạt hương thơm, sự lả lơi của thân cành như mời gọi. Phong lan luôn là nguôn đam mê của mọi giai tầng trong xã hội vì những nhu cầu thưởng ngoạn cái đẹp thanh khiết của tự nhiên.

>>> Thế giới kỳ lạ của hoa lan

Trong hơn 1000 loài hoa Lan đã được các nhà thực vật học phát hiện ở Việt Nam cho thấy sự đa dạng về hoa lan của nước ta đáng để mọi người quan tâm và bảo vệ. Trong hàng trăm giống lan thì mỗi loài một vẻ đẹp kiêu kỳ với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam còn có một số loài hoa lan có màu sắc đen tuyền hoặc tím đen rất kỳ lạ. 

1. Lan lọng đen Bulbophyllum nigrescens


Lan lọng đen Bulbophyllum nigrescens – (Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương)

Loài lan có cánh hoa rất nhỏ này chỉ được nhìn thấy cánh môi và lông trên hoa của nó dưới ống kính macro. Thường mọc trên độ cao từ 1500m trở lên với những chiếc lá thuôn hình dải, tù ở đỉnh, thuôn ở gốc tạo thành cuống ngắn. Cụm hoa mảnh,nhỏ dài 30 – 40mm có phấn trắng xếp đều đặn phía đỉnh, mọc chúc xuống, màu đen sậm, cành đài gần giống nhau, có lông mảnh. Cánh tràng có lông nhiều hơn. Cánh môi dạng lưỡi, cong lên và có lông ở mép như một kiệt tác ban tặng của tự nhiên.

2. Lan lọng bông mo Bulbophyllum spadiciflorum


Lan lọng bông mo Bulbophyllum spadicifloru – (Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương)

Với cụm hoa bông mọc từ gốc củ giả, cuống chung mập, phình rộng, dài đến 50cm và tô điểm bằng nhiều những bông hoa nhỏ, màu lục vàng có sọc tía, cánh đài bên rộng, cong, cánh môi hình lưỡi màu tím đen. Loài hoa lan nở vào tháng 5 này thường sống phụ sinh trên các thân cây ở độ cao gần 2000 mét quanh năm sương mù bao phủ. Nếu không phải là người nghiên cứu về hoa lan, bạn khó có thể nhận biết được chúng trong tự nhiên

3. Lan đại bao hoa đen Sunipia nigricans


Lan đại bao hoa đen Sunipia nigricans – (Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương)

Vào khoảng tháng 3-4 hàng năm những bông hoa màu tím đen với mùi hôi rất khó chịu này lại khoe sắc ở vùng Phong Thổ - Lai Châu. Với những chiếc lá thuôn hẹp, dài 4 - 10cm, rộng 1cm, đỉnh nhọn, gốc thuôn có cuống dài 1cm, cụm hoa khá dài, màu tím đen kể cả cánh môi. Đây là loài lan mới được các nhà nghiên cứu về hoa lan phát hiện tháng 12 năm 2007 và là loài lan rất hiếm trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam.

4. Lan nhung đà lạt Trichotosia dalatensis


Lan nhung đà lạt Trichotosia dalatensis – (Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương)

Lan sống phụ sinh, nhỏ, thân dễ dài, có rễ ở gốc và thân mọc thẳng là loại đặc hữu hẹp chỉ phát hiện có vùng phân bố ở Lâm Đồng Viết Nam . Với những chiếc lá mọc cách, hẹp dày, dài 1cm, phủ đầy lông xám, cụm hoa ở đỉnh và bên ngoài cánh hoa phủ đầy lông, màu đen đậm tối. Cánh môi có 2 đốm sẫm màu và vạch nâu, mép răn reo. Vì là loại đặc hữu và hoa rất nhỏ nên để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa lan này là một khó khăn ngay cả đối với những nhà nghiên cứu hoa lan.

5. Lan lọng chùm dài Bulbophyllum lemniscatoides


Lan lọng chùm dài Bulbophyllum lemniscatoides – (Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương)

Xứng đáng là một kiệt tác của tạo hóa lan lọng chùm dài thoạt nhìn như chiếc khăn chùm đầu nhiều tua màu của các thiếu nữ Arab. Cụm hoa nhỏ xếp sát nhau, màu tím đen, có lông. thuôn, dài, nở xòe ra 3 góc. Cánh môi màu đỏ tía đen, uốn cong. Và có mùi thơm ngào ngạt đáng để cho chúng ta chiêm ngưỡng món quà tặng quí giá của thiên nhiên Việt Nam .

6. Lan san hô nhện Luisia antennifera


Lan san hô nhện Luisia antennifera – (Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương)

Cánh môi gần như chuyển sang màu đen nhìn giống như phần lưng của loài nhện và mọc ở trên thân. Loài lan san hô nhện có thân và lá đều hình trụ. Lá cách xa nhau, nhọn đều, dài hơn 10cm, có đốt trên than. Cánh tràng hẹp dài, cong ra trông giống như những chiếc chân nhện rất đáng để cho chúng ta ngắm nhìn vẽ đẹp thanh khiến của một trong những nữ hoàng đen của rừng xanh .

7. Lan lọng lệch Bulbophyllum secundum


Lan lọng lệch Bulbophyllum secundum – (Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương)

Không lộng lẫy khoe sắc như các loài hoa lan khác vì chùm hoa quá nhỏ để mắt thường của chúng ta thưởng lãm. Lan lọng lệch sống phụ sinh, thân rễ mềm. Củ giả dẹt, nhẵn, đỉnh mang 1 lá. Lá hình giảI, thuôn ở gốc thành cuống ngắn. Cụm hoa mảnh, dài, cao hơn lá. Hoa nhiều, nhỏ, xếp về 1 phía. Hoa màu hung đỏ tím đen. Cánh hoa có lông. Cánh môi dạng lưỡi màu đen, có lông ở gờ và thời gian nở hoa của nó “quá ngắn” để chiêm ngưỡng loài hoa lan này nở hoa và lụi tàn là thước đo sự kiên nhẫn của bạn.

Theo vncreatures
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video