Nửa thế kỷ vệ tinh đầu tiên của loài người

Tròn 50 năm trước vào ngày 4/10/1957, lịch sử thế giới đánh dấu một cột mốc mới bằng việc Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên lên vũ trụ. Sự kiện này mở màn cuộc chạy đua vào không gian giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.

Một kỹ sư đang chỉnh sửa những chi tiết cuối cùng của vệ tinh Sputnik 1 vào mùa thu năm 1957, chuẩn bị cho sự kiện trọng đại đưa nó lên vũ trụ. Tên lửa đẩy được lựa chọn là loại R-7, cải biến từ hỏa tiễn hạt nhân của Liên Xô khi đó. (Ảnh: astroprofspage)

Tên lửa R-7 trên bệ phóng chuẩn bị sẵn sàng đưa vệ tinh Sputnik-1 vào vũ trụ ngày 4/10/1957, tại trung tâm không gian Baikonur, Kazakhstan. (Ảnh: daviddarling)

Giây phút lịch sử khi tên lửa đẩy R-7 phụt lửa rời mặt đất, mang theo quả vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người có trọng lượng 83,6 kg. Sputnik 1 bay một vòng quanh trái đất theo quỹ đạo hình elip mất 96 phút. (Ảnh: gistda.or.th).

Sputnik 1 là một quả cầu nhôm có đường kính 58 cm, bên trong chứa đầy Nitrogen và bay cách trái đất 900 km. Sự kiện phóng vệ tinh này của Liên Xô đã khiến người Mỹ sửng sốt và lập tức cho ra đời Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA) để chạy đua vào không gian với đối thủ. (Ảnh: gistda.or.th).

Sputnik 1 có 4 chiếc ăng ten "râu" xòe ra xung quanh. Hai chiếc máy phát tín hiệu radio gắn trên vệ tinh đã gửi những tiếng "bíp bíp" đi khắp thế giới. Các thanh âm đơn giản này đánh dấu sự kiện con người bắt đầu tiến vào không gian. Sputnik rời khỏi quỹ đạo 3 tháng kể từ ngày phóng, sau khi đã truyền đi những âm thành đầu tiên của nhân loại từ vũ trụ về. (Ảnh: media.nasm.si.edu).

Trang nhất nhật báo Pravda của Liên Xô ngày 6/10/1957 đưa tin đậm và hình vẽ ngộ nghĩnh về vệ tinh Sputnik 1. (Ảnh: AFP)

Trong khi Sputnik 1 vẫn đang bay vòng quanh trái đất thì vào ngày 3/11/1957, Liên Xô tiếp tục cho phóng vệ tinh Sputnik 2 có trọng lượng lớn hơn nhiều lần. Quả vệ tinh nặng nửa tấn này mang theo chú chó Laika và đây cũng là lần đầu tiên con người đưa một sinh vật sống lên vũ trụ. Sputnik 2 bay cách trái đất gần 1.500 km, cao hơn so với người anh Sputnik 1. Do nặng nề hơn nên phải mất một tiếng 42 phút nó mới bay hết một vòng trái đất. (Ảnh: Thepeoplescube).

Nhà du hành Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ, và kỹ sư trưởng thiết kế vệ tinh Sputnik Sergei Korolyov (phải) chụp chung ngày 15/9/1961. Công việc cũng như thành tựu của ông Korolyov được coi là tuyệt mật tại Liên Xô và chỉ được hé lộ sau khi ông mất năm 1966. Trong suốt thời gian làm việc, những người không liên quan chỉ biết đến cha đẻ của vệ tinh Sputnik này với cái tên "Tổng công trình sư". (Ảnh: Ria Novosti).

Một phiên bản của vệ tinh Sputnik, treo phía trên các mẫu tàu vũ trụ của Nga trong một cuộc triển lãm tại Bảo tàng công nghệ Matxcơva. (Ảnh: AFP).

Tượng đài vị tổng công trình sư chương trình nghiên cứu không gian của Liên Xô Sergei Korolyov, người đã thiết kế ra vệ tinh Sputnik, đặt tại thành phố Baikonur, Kazakhstan. Đây là trung tâm không gian của Liên Xô và nay được Nga tiếp tục thuê sử dụng. (Ảnh: Wikipedia)

Đình Chính

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video