Núi băng biết hát!

Một núi băng dài 700 m ngoài khơi bờ biển Argentina

Các nhà khoa học đang kiểm tra chấn động của vỏ Trái đất tại Nam Cực tin rằng họ đã tìm thấy một núi băng hát. Phát hiện thú vị này được đăng tải trên tờ tạp chí Khoa học số ra hôm nay.

Các sóng âm phát ra từ núi băng này có tần số khoảng 0,5 hertz, rất thấp nên con người không thể nghe thấy được, nhưng nếu chúng phát ra với tốc độ cao hơn thì những âm thanh đó nghe như âm thanh của một đàn ong đang bay hay một dàn nhạc đang khởi động, các nhà khoa học cho biết.

Viện Alfred Wegener của Đức chuyên nghiên cứu về biển và địa cực đã công bố kết quả nghiên cứu của mình, được tiến hành từ năm 2002, trên tờ tạp chí Khoa học. Theo đó, từ giữa tháng 7 đến tháng 11-2002, các nhà nghiên cứu đã bắt được các tín hiệu âm thanh trong chưa từng thấy khi đang ghi nhận các tín hiệu địa chấn để đo các trận động đất và hoạt động kiến tạo ở dải băng Ekstroem trên vùng bờ biển nam Đại Tây Dương của Nam Cực.

Theo dõi các tín hiệu này, các nhà khoa học phát hiện một núi băng 50x 20 km đã va chạm dưới nước bên dưới bán đảo và từ từ đập vụn ra lớp băng quanh nó. “Núi băng này bị kẹt dưới đáy biển nên trông nó như một tảng đá trên một dòng sông. Nước đẩy xuyên qua các kẽ hở của nó, tạo thành áp suất cao và núi băng bắt đầu hát. Những giai điệu lên rồi xuống, như một bài hát thật sự”, nhà khoa học Vera Schlindwein nói.

T.VY
Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video