Nước biển đe dọa Đài Loan

Khi xây dựng miếu thờ thần biển ở phía nam đảo Đài Loan cách đây 300 năm, người Trung Quốc chọn một nơi mà họ cho rằng nước biển không bao giờ vươn tới, nhưng ngày nay nước liên tục "viếng thăm" ngôi miếu. 

Lực lượng cứu hộ sử dụng xuồng cao su để cứu những người mắc kẹt vì nước lũ trong cơn bão Morakot ở huyện Bình Đông, Đài Loan vào ngày 9/9/2009. Ảnh: AFP.


AFP cho biết, để đối phó với tình trạng ngập lụt thường niên tại miếu Mã Tổ (thần biển) ở thành phố Tungshih, giới chức buộc phải chi tới 63 triệu USD để xây dựng một ngôi miếu mới. Nó nằm gần miếu cũ nhưng ở vị trí cao hơn ba mét.

Miếu Mã Tổ chỉ là một ví dụ về tác động của biến đổi khí hậu đối với Đài Loan. Các ngọn núi bao phủ 2/3 diện tích hòn đảo nên các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị lớn tập trung chủ yếu tại khu vực đồng bằng còn lại. Khu vực đồng bằng của Đài Loan trài dài theo bờ biển phía tây và chỉ cao hơn mực nước biển một chút. Người ta không thể di chuyển thành phố hay các vùng kinh tế nếu nước biển tiếp tục dâng giống như trong trường hợp miếu Mã Tổ.

"Nếu nước biển tiếp tục dâng, khu vực thấp ở phía tây của Đài Loan có thể bị nhấn chìm", Wang Chung-ho, một nhà khoa học trái đất của Viện Trung Quốc tại thành phố Đài Bắc, phát biểu.

Một bộ phim tài liệu được công bố hồi đầu năm nay cho thấy thảm họa có thể xảy ra nếu nước tấn công Formosa Plastics - tập đoàn hóa dầu lớn nhất tại Đài Loan. Các chuyên gia môi trường chỉ ra rằng tình trạng khai thác nước ngầm quá mức để tưới tiêu và nuôi cá có thể khiến tình hình trở lên đáng sợ hơn, bởi khi mực nước ngầm giảm thì đất tại nhiều vùng duyên hải sẽ lún xuống dưới mực nước biển.

Một nghiên cứu do Viện Trung Quốc tiến hành mới đây cho thấy nước biển đã lấn vào đất liền tới 8,5 km và gây nên tác động tiêu cực trên một khu vực có diện tích khoảng 104 km2 ở Bình Đông - huyện tận cùng ở phía nam Đài Loan. Giới khoa học cảnh báo một khi các vùng đất thấp bị nước nhấn chìm, con người sẽ gặp khó khăn trong việc đẩy lùi nước.

"Những vùng bị nước biển tấn công có thể trở thành đất hoang trong vòng 100 năm", Hsu Tai-wen, trưởng khoa Thủy lợi và Kỹ thuật công trình biển của Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan, nhận định.

Trong một bản báo cáo được công bố vào năm 2007, Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc dự đoán mực nước biển toàn thế giới sẽ tăng thêm 0,59 m trước năm cuối cùng của thế kỷ này do hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, ông Wang tỏ ra bi quan hơn nhiều, bởi lượng khí thải đang tăng với tốc độ lớn hơn so với dự báo.

"Chúng tôi tính toán rằng mực nước biển có thể tăng thêm tới 2 m trước khi thế kỷ 21 kết thúc, tức là gấp 10 lần so với thế kỷ trước. Khi đó những đường phố trong các đô thị dọc bờ biển sẽ chìm trong nước", ông nói.

Bên cạnh nước biển dâng, các nhà khoa học thuộc Viện Trung Quốc cảnh báo biến đổi khí hậu khiến lượng mưa trung bình tại Đài Loan sẽ tăng gấp ba lần trong vòng 20 năm tới.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video