Nước dâng cao kỷ lục từ khi xây đập Tam Hiệp: Hồng thủy Trường Giang số 2 khủng khiếp thế nào?

CTG ngày 20/7 thông báo trận lũ được đánh mã số "Hồng thủy" thứ hai trên sông Dương Tử (Trường Giang) đã di chuyển qua đập Tam Hiệp một cách suôn sẻ vào ngày Chủ nhật, 19/7, và lưu lượng nước đổ vào hồ chứa của đập đã giảm.

Hồ chứa đập Tam Hiệp ghi nhận lưu lượng nước là 46.000m3/s vào 20h ngày 19, so với mức đỉnh 61.000m3/s ghi nhận từ 8h sáng ngày 18/7 và duy trì trong suốt 18 tiếng đồng hồ. Chỉ số này vượt quá tiêu chuẩn lưu lượng nước cho phép đập xả lũ tự do, căn cứ theo quy hoạch phòng chống lũ của Tam Hiệp là 56.700m3/s.

Lưu lượng của Hồng thủy Số 2 cũng vượt qua trận lũ trước đó trên sông Dương Tử, với đỉnh lũ đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp được ghi nhận là 53.000m3/s.


Lưu lượng của Hồng thủy Số 2 cũng vượt qua trận lũ trước đó trên sông Dương Tử.

Tính đến 20h tối Chủ nhật, mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp đạt mức cao kỷ lục 164.18m trong mùa mưa lũ, kể từ khi dự án được xây dựng. Trước đó, mực nước cao nhất từng được xác định là 163.11m.

Tân Hoa Xã dẫn số liệu của CTG cho biết, tính đến 14h ngày 19/7, đập Tam Hiệp đã tích lũy khoảng 14 tỉ m3 nước trong mùa mưa lũ chính năm nay.

Trong khi đó, thông cáo của CTG gửi Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/7 cho hay, tính đến ngày 17/7, dự án Tam Hiệp đã ba lần kích hoạt chức năng chống lũ trong mùa mưa lũ năm nay, và ngăn chặn lượng nước là 6.6 tỷ m3 - gấp 470 lần dung tích Tây Hồ ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

So sánh các số liệu của CTG trong mốc thời gian kể trên đã cho thấy lượng nước khổng lồ mà trận lũ Số 2 mang tới trên sông Dương Tử.

CTG tiếp tục bác bỏ các tin đồn và bình luận từ truyền thông nước ngoài về những điều kiện đáng quan ngại của đập Tam Hiệp - như công trình bị biến dạng và năng lực ngăn lũ yếu kém.

Hồng thủy Số 2 trên Trường Giang - trận lũ tồi tệ nhất trong năm nay ở con sông này - đã được đập Tam Hiệp xử lý thành công và công trình vẫn duy trì vận hành ổn định, theo Tân Hoa Xã.

Theo Bộ Quản lý ứng phó khẩn cấp Trung Quốc (MEM), mưa lớn gây lũ trong năm nay ở Trung Quốc đang khiến hơn 20 triệu người bị ảnh hưởng và 1.76 triệu người phải sơ tán.

CTG cho hay, các chức năng về ngăn lũ và kiểm soát đỉnh lũ được thực hiện đã giúp mực nước ở cửa ngõ hồ Động Đình và hồ Bà Dương không bị vượt qua ngưỡng bảo đảm an toàn, đồng thời khiến các địa phương ở trung và hạ nguồn Trường Giang không lâm vào sức ép chống lũ nghiêm trọng.


Hồ chứa Tam Hiệp được thiết kế để ngăn các đợt lũ lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử.

Đập Tam Hiệp đã trở thành tiêu điểm quan tâm của truyền thông quốc tế thời gian qua. Báo cáo của Reuters hôm 14/7 dẫn lời một nhà địa chất cho rằng hồ chứa Tam Hiệp "không có đủ năng lực để xử lý những trận lũ nghiêm trọng nhất".

Tuy nhiên, CTG tuyên bố nhiệm vụ ngăn lũ của dự án chủ yếu phục vụ cho khu vực Thành lăng Cơ - cửa ngõ của động Đình Hồ, thuộc tỉnh Hồ Nam. Với dung tích trữ nước cho phép lên đến 22 tỉ m3, hồ chứa Tam Hiệp được thiết kế để ngăn các đợt lũ lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử và chủ yếu vận hành nhằm ngăn chặn các tình huống (thiên tai) phát sinh vượt tầm kiểm soát.

Các nhà vận hành dự án khẳng định hiện nay đập Tam Hiệp hoạt động an toàn và trong điều kiện tốt, cũng như không gặp bất kỳ rủi ro đáng kể nào trong những năm qua.

Cập nhật: 21/07/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video