Nước lụt tiến sâu vào Bangkok

Dòng nước lụt từ các khu vực ngoại ô phía bắc đang tiếp tục tiến sâu vào thủ đô Bangkok, sau khi một cửa cống và một đê chắn lũ không trụ được trước sức nước lớn.


Người dân Bangkok cùng nhau bỏ nhà cửa đi chạy lụt hôm qua. (Ảnh: AFP)

Mực nước tại khu phía bắc Bangkok tiếp tục tăng khiến các phương tiện không thể qua lại từ ngày hôm qua, Bangkok Post đưa tin. Trong khi đó, bách hóa tổng hợp trung tâm Bangkok vẫn bị ngập từ 40 đến 50cm và đóng cửa trong ngày thứ hai liên tiếp. Rất nhiều khu vực khác của thủ đô Thái Lan dần bị nước lụt xâm lấn. Đặc biệt, chợ đồ tươi Min Buri cũng bị lụt do lượng nước đổ về từ quận Khlong Sam Wa, phía tây bắc thủ đô, tăng lên sau khi cửa xả lũ ở đây được mở rộng hơn.

Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Abhisit Vejjajiva hôm qua cảnh báo chính phủ Thái Lan và chính quyền thủ đô Bangkok không nên thông báo về việc có bất cứ quận huyện nào còn an toàn trước dòng nước lũ.

Phát ngôn viên đảng Dân chủ Chavanond Intarakomalyasut thì thúc giục chính phủ thuyết phục những người biểu tình ở quận Khlong Sam Wa ngừng phản đối, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong đó, chính phủ Thái Lan cần có những biện tạp khắc phục rõ ràng dành cho những người phải chấp nhận sống trong nước lụt để đổi lại sự khô ráo cho trung tâm Bangkok.


Bản đồ thể hiện tình trạng lụt lội ở Bangkok. Đường màu đỏ trong hình là vành đai
chắn lũ. Đường màu vàng thể hiện khu vực trung tâm của thủ đô Bangkok.
Phần màu hồng nhạt là các khu vực đã bị nước lụt xâm lấn. (Đồ họa: Microsoft/OCHA)

Anond Snidwongs, một thành viên của ủy ban thoát nước thuộc Trung tâm Điều hành Thoát lũ (FROC), hy vọng việc thiết lập một đê chắn lũ bằng những bao cát lớn dọc kênh Khlong Rangsit Prayoonsak tại khu dân cư Muang Ake sẽ giúp hạn chế lượng nước đổ về trung tâm thành phố từ phía bắc. Ông Anond cho hay việc đắp các bao cát sẽ hoàn thành vào ngày 4/11 và nước lụt tại các vùng phía bắc của thủ đô Bangkok sẽ rút đi trong vòng một tuần.

Tuy nhiên, ông Anond cũng cho hay tình trạng lụt lội ở phía tây và phía đông của Bangkok có thể còn kéo dài khoảng một tháng nữa, vì khoảng 1,7 tới 2 tỷ m3 nước vẫn đang chảy từ tỉnh Ayutthaya tới Bangkok.

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm 30/10 cho hay nước lũ không thể lên cao hơn nữa tại Bangkok và sẽ rút dần trong những ngày đầu tháng 11. Tuy nhiên, tình hình lụt lội tại thủ đô của Thái Lan vẫn chưa được cải thiện nhiều trong vài ngày qua.

Giữa lúc thủ đô Thái Lan vẫn đang bị nước lụt đe dọa, Thống đốc Bangkok Sukhumbhand Paribatra hôm qua lại ra lệnh cho cảnh sát tới bảo vệ các công nhân đang sửa chữa cửa xả lũ ở quận Khlong Sam Wa, một động thái đi ngược lại quyết định của Thủ tướng Yingluck trước đó.

Ông Sukhumbhand tự cho mình quyền kiểm soát trong nhiều vấn đề liên quan tới chiến dịch chống lụt tại thủ đô, Bangkok Post đưa tin. Cụ thể, ông sẽ ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ các công nhân trong quá trình sửa cửa xả lũ ở quận Khlong Sam Wa.


Thủ tướng Yingluck và Thống đốc Bangkok Shukhumbhand (ngoài cùng bên phải)
đi thị sát mực nước tại một trạm bơm nước ở thủ đô hôm 24/10. (Ảnh: AFP)

Động thái bất ngờ của thống đốc Bangkok là một sự thách thức đối với Thủ tướng Yingluck Shinawatra, người ra lệnh cho chính quyền thủ đô mở rộng cửa xả lũ nói trên tới mức một mét. Bà Yingluck đưa ra quyết định này sau khi người dân sống quanh cửa xả lũ tới phá một phần của công trình này ngay trước mắt cảnh sát. Người dân địa phương muốn nước lũ được tiêu thoát nhanh hơn, nhằm tránh cho khu vực sinh sống của họ bị ngập lụt.

Thống đốc Sukhumbhand cho hay ông đưa ra lệnh sửa cửa xả lũ ở Khlong Sam Wa theo luật ngăn ngừa thảm họa, vốn chỉ rõ ông là người chỉ đạo việc quản lý thảm họa tại Bangkok. Điều này có nghĩa rằng ông có thể điều động cảnh sát thủ đô tới Khlong Sam Wa, nhằm duy trì các mệnh lệnh chống lũ và phòng ngừa những sự phá hoại mới. Hình phạt đối với việc thách thức cảnh sát và cản trở các công nhân là 3 tháng tù giam và 6.000 bath tiền phạt (khoảng gần 200 USD).

Ông Sukhumbhand cho hay cửa xả lũ ở Khlong Sam Wa có thể bị sụp đổ nếu không được sửa chữa, dẫn tới việc các cộng đồng dân cư tại các đường Ram Intra và Ram Khamhaeng bị ngập nặng. Trong khi đó, phó Thống đốc Thirachon Manomaipiboon thậm chí còn nhấn mạnh rằng 50 quận huyện của Bangkok đều có nguy cơ bị lụt nếu cửa xả lũ ở Khlong Sam Wa bị vỡ, do 2.000 con kênh và nhiều đường ngầm ở thủ đô của Thái Lan có kết nối với nhau.

Ngoài điểm nóng Khlong Sam Wa, ông Thirachon cho hay các báo cáo của Trung tâm Điều hành Thoát lũ (FROC) khẳng định cơ quan này vẫn chưa thể đóng các cửa xả lũ ở Kênh 8 và Kênh 10, do vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân tại các vùng đang bị ngập lụt quanh đó. Nếu các cửa này không được đóng lại, dòng nước lụt sẽ ảnh hưởng tới nhiều khu vực khác của thủ đô Bangkok.

Tình hình tại phía tây của Bangkok vẫn chưa rõ ràng khi khu vực ngập lụt vẫn đang mở rộng. Mặc dù vậy, nước lụt ở cố đô Ayutthaya đang rút dần và đây là một tín hiệu tốt cho Bangkok. Ayutthaya ở cách Bangkok khoảng 90 km về phía bắc.


Bản đồ cho thấy vị trí cửa cống Khlong Sam Wa và các khu vực có thể bị ảnh hưởng
nếu cửa cống này được mở rộng hơn (gồm khu công nghiệp Bang Chan và
các khu dân cư dọc kênh Saen Saep). (Đồ họa: Bangkok Post)

Trong thời gian qua, có nhiều thông tin về rạn nứt giữa Trung tâm Điều hành Thoát lũ do Thủ tướng Yingluck chỉ đạo và chính quyền thành phố Bangkok. Hai bên không tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề liên quan tới việc đối phó lũ lụt tại thủ đô 12 triệu dân. Bà Yingluck thậm chí đã phải lên các mặt báo để khẳng định chính phủ sẽ luôn ủng hộ chính quyền Bangkok trong công tác chống lụt. Tuy nhiên, vấn đề cửa xả lũ ở quận Khlong Sam Wa tiếp tục là một vật cản trong quan hệ hợp tác chống lũ của giới chức các cấp tại Thái Lan.

Trận lụt lịch sử ở Thái Lan đang ở tháng thứ ba, với thiệt hại to lớn về người và của. Ít nhất 427 người thiệt mạng trong khi ước tính khoản tiền để khắc phục hậu quả sau lũ lụt có thể lên tới 3,3 tỷ USD.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video