Nước mắt cá sấu vẫn còn gây tranh cãi

Các quan sát của các nhà khoa học cho thấy cá sấu và họ hàng gần gũi của nó thực sự nhỏ lệ, kể cả khi chúng lao vào xé toạc con mồi. Nhưng họ vẫn chưa hiểu rõ vì sao.

Giai thoại về "nước mắt cá sấu" ám chỉ một người bày tỏ sự buồn bã một cách giả tạo. Nhưng không hẳn cá sấu và họ hàng của nó thể hiện sự thương tiếc một cách bịp bợm.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida, Mỹ, nhận định nước mắt có thể có chức năng tương tự như nước bọt ở con người, giúp động vật tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước mắt của cá sấu nối liền với khoang mũi và có ý kiến cho rằng nước mắt được tạo ra từ mắt, chảy vào khoang mũi và trôi xuống cổ họng.

"Quan niệm từ xưa là nước mắt làm trơn ướt thức ăn khi nó được nuốt và những giọt lệ chúng ta nhìn thấy là một sự sản xuất hơi quá đà", nhà nghiên cứu Kent Vliet nói.

Trong một nghiên cứu năm 2006, các nhà khoa học tại Đại học Florida và Đại học California, Mỹ, huấn luyện 7 con cá sấu di chuyển đến địa điểm ăn khô ráo, sau đó họ quay phim lại phản ứng của chúng. Kết quả cho thấy, 5 trong số 7 con cá sấu rơi nước mắt trong khi ăn.

Nhóm nghiên cứu không thể giải thích chắc chắn lý do khiến cá sấu khóc. Nhưng họ cho rằng nguyên nhân có thể liên quan đến việc con vật thở hổn hển, xuýt xoa trong lúc ăn. Hành động này đẩy không khí qua các xoang, kích thích các tuyến tiết ra nhiều nước mắt.

Cập nhật: 10/06/2016 Theo LiveScience, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video