Ở gần nhà máy điện hạt nhân không mắc bạch cầu

Kết quả nghiên cứu trên quy mô lớn của các nhà khoa học Anh, được công bố ngày 13/9, cho thấy trẻ em sống gần các nhà máy điện hạt nhân không có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu hoặc một dạng ung thư có tên là ung thư bạch huyết non-Hodgkin cao hơn thông thường. Điều này trái với những lo lắng từ trước đến nay.

Sau khi thực hiện khảo sát với khoảng 10.000 trẻ em dưới 5 tuổi và phân tích những dữ liệu sinh đối với hầu hết các trường hợp trẻ em bị bạch cầu ở Anh từ năm 1962 đến 2007, các nhà nghiên cứu đã không phát hiện thấy nguy cơ mắc bệnh phát sinh rõ ràng từ việc sống gần một nhà máy điện hạt nhân.

Người chủ trì nghiên cứu John Bithell, đến từ Nhóm nghiên cứu ung thư trẻ em (CCRG), cho biết đã có nhiều quan ngại về chứng bệnh bạch cầu ở những trẻ sống xung quanh các nhà máy điện hạt nhân ở Anh từ những năm 1980, sau khi một chương trình truyền hình phát sóng về sự gia tăng quá mức bệnh ung thư ở trẻ em gần nhà máy Sellafield (miền Tây Bắc nước Anh).

Kể từ đó, đã có nhiều báo cáo trái chiều nhau ở Anh và một số nước châu Âu khác về việc liệu trẻ em sống gần những lò phản ứng như vậy có nguy cơ mặc bệnh ung thư cao hơn hay không.

Một nghiên cứu ở Đức đưa ra năm 2007 phát hiện nguy cơ mắc bệnh sẽ gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, một khảo sát thực hiện trong suốt 35 năm ở Anh của "Ủy ban các vấn đề y tế liên quan đến phóng xạ trong môi trường" đưa ra năm 2001 không tìm thấy bằng chứng cho việc sống gần nhà máy hạt nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Theo Bithell, những kết quả từ nghiên cứu của ông đăng trên Tạp chí bệnh ung thư Anh có thể giúp trấn an công chúng. Ông Bithell nói: "Nghiên cứu đối chứng của chúng tôi đã khảo sát hồ sơ sinh của hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em Anh, và tái khẳng định một điều rằng không tìm thấy sự liên quan xác đáng nào giữa căn bệnh này với các nhà máy điện hạt nhân".

Bệnh bạch cầu là dạng ung thư của tế bào bạch cầu chưa trưởng thành và thường xảy ra ở trẻ em từ 2 đến 4 tuổi. Đây là một căn bệnh hiếm gặp, với số trẻ em bị mắc hàng năm ở Anh khoảng 500 em và theo các chuyên gia, từ 85-90% trường hợp có thể chữa khỏi.

Nhóm nghiên cứu của Bithell được tài trợ bởi Chính phủ Anh và tổ chức từ thiện "Trẻ em và bệnh ung thư ở Anh". Nhóm đã đo khoảng cách từ nơi những đứa trẻ sống tới nhà máy hạt nhân gần nhất vào thời điểm sinh và thời điểm được phát hiện mắc bạch cầu hoặc bệnh bạch huyết non-Hodgkin.

Hazel Nunn, Trưởng bộ phận Thông tin y học của tổ chức từ thiện "Nghiên cứu ung thư Anh" nói rằng những kết quả này rất đáng khích lệ.

Nghiên cứu đã củng cố thêm những kết quả của "Ủy ban các vấn đề y tế liên quan đến phóng xạ trong môi trường" rằng việc sinh ra hoặc sống gần một cơ sở điện hạt nhân không dẫn tới nguy cơ cao hơn mắc bệnh bạch cầu hoặc các loại ung thư khác ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Anh

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video