Ô nhiễm không khí gây tổn thọ hơn cả thuốc lá, chiến tranh và HIV/AIDS

Ô nhiễm không khí, mà nguyên nhân chủ yếu là đốt nhiên liệu hóa thạch, đang rút ngắn tuổi thọ loài người trên toàn cầu ở mức trung bình 1,8 năm/người, trở thành "sát thủ" hàng đầu hiện nay.


Không ít vùn gở Ấn Độ bị ô nhiễm nặng. (Ảnh: REUTERS).

Những hạt bụi nhỏ mà con người hít vào từ không khí ô nhiễm còn nguy hiểm hơn cả hút thuốc lá trực tiếp, được tính toán có thể giảm tuổi thọ khoảng 1,6 năm, và cao hơn hẳn các mối đe dọa khác đối với sức khỏe con người như chiến tranh và HIV/AIDS, theo Reuters.

Chỉ số Chất lượng Sức khỏe Cuộc sống (AQLI) của Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy người dân ở nhiều vùng của Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể giảm tuổi thọ đến 11 năm vì sống trong không khí ô nhiễm.
Tuổi thọ trung bình ở quốc gia Nam Á chưa đến 69, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Các nhà nghiên cứu đã lập một website ghi rõ số năm có thể bị "thổi bay" khỏi tuổi thọ của người dân tùy theo khu vực và quốc gia mà họ sống.

Chỉ số này được công bố nhằm chuyển tải dữ liệu khó hiểu thành con số cụ thể hơn để giới chức các nước có thể kịp thời hành động để thay đổi chất lượng không khí tại từng địa phương.

Cập nhật: 21/11/2018 Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video