Ô nhiễm không khí đã được biết là có liên quan tới một loạt vấn đề sức khỏe. Và một nghiên cứu mới mang tính đột phá cho thấy ô nhiễm không khí từ giao thông có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú - một trong những bệnh gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ.
"Chúng tôi đã theo dõi tỷ lệ ung thư vú tăng lên trong một thời gian”, TS Mark Goldberg nói tiếp "Vì chưa ai nghiên cứu về mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và ung thư vú bằng cách sử dụng bản đồ chi tiết về ô nhiễm không khí. Chúng tôi đã quyết định nghiên cứu theo hướng này”.
"Chúng tôi đã theo dõi tỷ lệ ung thư vú tăng lên trong một thời gian”, TS Mark Goldberg nói tiếp "Vì chưa ai nghiên cứu về mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và ung thư vú bằng cách sử dụng bản đồ chi tiết về ô nhiễm không khí. Chúng tôi đã quyết định nghiên cứu theo hướng này”.
Nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn ở những vùng bị ô nhiễm không khí. (Ảnh minh họa).
TS Goldberg và các cộng sự của ông tiếp cận vấn đề bằng cách kết hợp dữ liệu từ nhiều nghiên cứu. Đầu tiên họ sử dụng kết quả nghiên cứu của họ từ năm 2005 - 2006 để lập hai “bản đồ” ô nhiễm không khí thể hiện nồng độ khí nitơ đioxit (NO2), một thành phần trong khí thải từ các phương tiện giao thông ở những vùng khác nhau của Montreal năm 1996 và 10 năm trước đó.
Sau đó họ lập bản đồ địa chỉ nơi ở của phụ nữ được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vú từ kết quả nghiên cứu 1996 - 1997 và gán vào các bản đồ ô nhiễm không khí. Phát hiện của họ đã gây sửng sốt. Ở những vùng ô nhiễm không khí cao, tỷ lệ ung thư vú cao hơn rõ rệt.
"Chúng tôi tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh ung thư vú sau mãn kinh và sự tiếp xúc với khí nitơ đioxit – chất khí này là một dấu chỉ báo hiệu ô nhiễm không khí”. TS Goldberg nói “Trên khắp Montreal, nồng độ nitơ đioxit khác nhau, biến đổi từ 5ppb (5 phần tỷ) tới 30 ppb (30 phần tỷ).
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng nếu nồng độ nitơ đioxit tăng thêm 5 phần tỷ thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tăng khoảng 25 lần. Một kết quả khác, những phụ nữ sống ở vùng ô nhiễm nhất thì khả năng phát triển ung thư vú gần gấp đôi so với những người sống trong vùng ít ô nhiễm”.
Song, những kết quả đáng lo ngại cần được giải thích thận trọng để tránh hiểu nhầm. Goldberg giải thích “Trước hết, điều này không có nghĩa là nitơ đioxit gây ra bệnh ung thư vú. Ở đâu có nitơ đioxit thì chứng tỏ ở đó cũng có mặt các khí khác và bụi thải ra từ các phương tiện giao thông - Một số trong đó đã được biết là gây ung thư, khí nitơ đioxit chỉ là một dấu hiệu chứ không phải là tác nhân trực tiếp gây bệnh”.
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng, nhưng vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện. “Ví dụ, chúng ta không biết có bao nhiêu phụ nữ trong nghiên cứu tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bởi vì nó phụ thuộc vào mô hình hoạt động hằng ngày của mỗi người, họ đã dành bao nhiêu thời gian ở nhà và bao nhiêu thời gian đi làm?”.
Một đồng nghiệp của Goldberg nói “Một số nghiên cứu được công bố ở Mỹ cũng cho thấy mối liên hệ giữa ung thư và ô nhiễm không khí. Hiện tại chúng tôi chưa có luận điểm nào để đảm bảo rằng ô nhiễm không khí gây ra bệnh ung thư vú. Từ quan điểm y tế cộng đồng, những mối liên hệ này có thể làm cơ sở để giảm ô nhiễm không khí do giao thông trong khu dân cư”.