Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ sinh trẻ thiếu cân

(khoahoc.tv) - Một nghiên cứu rộng tại châu Âu đã phát hiện thấy những bà bầu đã tiếp xúc với “các mức an toàn” về ô nhiễm không khí vẫn có nguy cơ cao để sinh ra những trẻ nhẹ cân.

- Một nghiên cứu về ô nhiễm do giao thông rộng khắp trên châu Âu cho thấy ô nhiễm do giao thông đã làm tăng tỉ lệ sinh trẻ thiếu cân thêm 20%

- Các chuyên gia đã kêu gọi các kế sách để giảm nồng độ bụi kích thước siêu nhỏ.

- Các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này là một lời cảnh báo gửi tới những nhà hoạch định chính sách.

- Cân nặng trẻ mới sinh nhỏ hơn có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe khi lớn lên.

Phụ nữ có thai đã tiếp xúc với các mức ô nhiễm được cho là “an toàn” vẫn có nguy cơ tăng sinh ra các bé thiếu cân, các nhà nghiên cứu cảnh báo.

Các oxit nitơ và các hạt mịn phát sinh từ hoạt động giao thông đã làm tăng nguy cơ cân nặng trẻ sơ sinh thấp lên khoảng gần 20%, một nghiên cứu đã phát hiện thấy điều này.

Hơn thế, tác động vẫn xảy ra ở các mức nồng độ nằm thấp hơn mốc mà cơ quan điều phối chất lượng môi trường không khí của EU đã cho phép.

Thêm vào đó, các nhà khoa học đã phát hiện thấy kích thước trung bình của đầu của những đứa trẻ đã giảm xuống, bất chấp thống kê về các nhân tố như hút thuốc lá, độ tuổi, trọng lượng và giáo dục, nghiên cứu trên 74.000 phụ nữ từ 12 quốc gia thuộc Châu Âu đã phát hiện thấy điều đó.

Nghiên cứu thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu trên khắp châu Âu và đã được xuất bản trên tạp chí The Lancet Respiratory Medicine, nhận thấy tăng tiếp xúc với các chất ô nhiễm 5 μg/m3 làm tăng 18% nguy cơ sinh trẻ có kích thước nhỏ hơn.

Những trẻ sơ sinh ở Châu Âu có trọng lượng dưới 5lb 8oz có thể gặp các trục trặc về sức khỏe sau này trong cuộc sống của chúng.

Tuy nhiên chỉ đơn giản là giảm nộng độ bụi PM 2,5 tới 10μg/m3 có thể ngăn chặn hơn 1/5 số ca sinh trẻ nhẹ cân, các nhà nghiên cứu cho hay.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Marie Pedersen từ Trung tâm Research in Environmental Epidemiology tại Barcelona, Tây Ban Nha nói: “Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một tỉ lệ chủ yếu các trường hợp sinh con nhẹ cân có thể được ngăn chặn tại Châu Âu nếu ô nhiễm không khí thành phố, đặc biệt là các vật chất có kích thước phân tử nhỏ, được giảm thiểu”.

Trọng lượng trẻ sơ sinh thấp hơn có thể dẫn tới những trục trặc về sức khỏe ngay sau khi đứa trẻ trào đời và trong quá trình phát triển của đứa trẻ.

Các hạt có kích thước siêu nhỏ thường được phát thải ra từ các động cơ sử dụng dầu diezel đã từng được chứng minh là gây nguy hiểm cho phổi và gây ra những biến đổi bất lợi trong các mạch máu và đông máu.

Tiến sĩ Pedersen nói: “Sự tiếp xúc phổ biến của phụ nữ có thai trên toàn thế giới với không khí ô nhiễm xung quanh vùng thành phố, ở nồng độ bằng hoặc thậm chí cao hơn so với nồng độ trong nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một lời cảnh báo rõ ràng tới những nhà hoạch định chính sách, nhằm thay đổi chất lượng của bầu không khí mà chúng ta đều chia sẻ".


Ảnh: Telegraph

Tiếp xúc trước đó của phụ nữ mang thai với các chất ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ giao thông là liên quan tới chứng tiền kinh giật (pre eclampsia), và bệnh hen suyễn, bệnh tự kỷ của đứa trẻ.

Giáo sư John Wright thuộc viện nghiên cứu Bradford Institute for Health Research, cho biết: “Không giống như các yếu tố rủi ro khác, chẳng hạn như chế độ ăn uống và hút thuốc lá, ô nhiễm không khí là một sự tiếp xúc mà chúng ta không thể giảm thiểu thông qua các hoạt động thuộc về cá nhân. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một lời cảnh báo tới những nhà làm chính sách”.

Tiến sĩ Patrick O’Brien, phát ngôn viên của trường The Royal College of Obstetricians and Gynaecologists, nói: “Tiếp xúc với một mức độ ô nhiễm không khí nào đó là không thể tránh được trong cuộc sống thường ngày, và rủi ro vẫn còn khá thấp. Những nhân tố khác, ví dụ như hút thuốc lá, huyết áp cao và sử dụng cồn quá mức, có thể góp phần tăng nguy cơ sinh ra những đứa trẻ thiếu cân”.

Tiến sĩ Jenny Myers, thuộc trung tâm nghiên cứu NIHR Clinician Scientist/Clinical Senior Lecturer, Maternal & Fetal Health Research Centre, trường Đại học Manchester, cho biết: Quy mô ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới cân nặng của trẻ sơ sinh là nhỏ hơn so với các ảnh hưởng có liên quan tới thai phụ hút thuốc, vì vậy hành vi hút thuốc của phụ nữ gây ảnh hưởng lớn nhất tới trọng lượng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với toàn thể dân số, thì ô nhiễm không khí có một ảnh hưởng lớn hơn vì phụ nữ phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm nhiều hơn là với khói thuốc lá".

Cơ chế các chất ô nhiễm gây hạn chế sự phát triển vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên có thể là do các chất độc trong môi trường có thể chứa các tác động độc lên chức năng và sự phát triển của nhau thai.

Phạm Thị Bích Thu (Daily Mail)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video